Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Người xưa có nhiều kiêng kị đối với việc qua đời, vì thế “chết” có rất nhiều cách nói. Riêng nhà vua qua đời được gọi riêng bằng từ “băng hà”, “tạ thế”, “đại hành” v.v, còn thường dân thì được gọi là chết, mất, qua đời, v.v.
Vậy, tại sao Hoàng Thượng qua đời lại được gọi là “băng hà”?
Từ “hà” ở đây chính là từ “giá” là tên gọi của xe, kiệu, phương tiện đi lại của nhà vua, như xa giá, luân giá. Xe nhà vua đi thời xưa được chia thành ba loại là đại giá, pháp giá và tiểu giá.
Từ “giá” dần dần trở thành một từ gọi tôn kính đối với bậc đế vương, chỉ Hoàng Đế, Thiên Tử, các từ như hộ giá, thánh giá…
“Băng” có nghĩa là đổ xuống, Hoàng Đế qua đời có khi nói là “sơn lăng băng” (núi đổ) ý nói là cái chết của Hoàng Đế thì cũng như trường hợp núi đổ, là một sự kiện kinh thiên động địa.
Từ “giá” từ xưa đã được dùng để chỉ sự tôn kính với vua cha, từ “băng” là chỉ Hoàng Đế qua đời, vì thế, người xưa đã ghép lại gọi việc nhà vua qua đời là “băng giá”, hay còn gọi là “băng hà”. Còn người dân thường sẽ chỉ được gọi với từ là “tử, chết”.
Video: Vì sao người xưa không bao giờ cười lúc chụp ảnh?
Quỳnh Chi (TH)
Nguồn: ĐKN
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…