Categories: Tin tức

Uống nước theo từng khung giờ mang những lợi ích khác nhau

Nhiều người đều biết rằng nên uống nước thường xuyên, nhưng cũng có không ít người còn có nghi ngờ, tại sao ngày nào tôi cũng uống rất nhiều nước, mà không cảm thấy có hiệu quả gì với sức khỏe vậy? Thực ra uống nước không nhất thiết là nhiều, mà phải biết cách uống.

■ Cốc nước đầu tiên: 06:30 (giải độc và làm đẹp)

■ Cốc nước thứ hai: 8:30 (tăng cường sức khỏe)

■ Cốc nước thứ ba: 11:00 (phục hồi từ sự mệt mỏi và thư giãn)

■ Cốc nước thứ tư: 12:50 (giảm gánh nặng và giảm cân)

■ Cốc nước thứ năm: 15:00 (tỉnh táo)

■ Cốc nước thứ sáu: 17:30 (tiêu hóa và hấp thụ)

■ Cốc nước thứ bẩy: 22:00 (giải độc, bài tiết)

Nước là liều thuốc tốt nhất …và bạn đã biết cách uống hay chưa?

Thứ nhất: Có nếp nhăn thì uống thế nào?

Cốc buổi sáng sớm mở đầu ngày mới, rất nhiều người đã nghe nói uống một cốc nước muối vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể. Một số người uống nước mật ong. Có những người uống nước chanh làm trắng. Rốt cuộc thì uống gì là tốt nhất cho cơ thể? Trải qua quá trình trao đổi chất trong một đêm, thì chất thải trong cơ thể cần có một tác động mạnh mẽ để bài tiết ra ngoài, không cần bất kể chất dinh dưỡng nào, chỉ cần nước trắng là đủ rồi! Vì thế, vào buổi sáng sớm một cốc nước tinh khiết là thải hết độc tố ra ngoài.

Thứ hai: Giảm cân thì uống thế nào?

Sau khi ăn cơm nửa giờ thì uống chút nước, có một số người cho rằng, không uống nước có thể giảm cân. Bây giờ các chuyên gia y tế có thể nói rõ cho bạn: Đây là một cách làm sai. Nếu bạn muốn giảm cân, nhưng không uống đủ nước, thì cơ thể không thể chuyển hóa chất béo, kết quả là trọng lượng lại tăng lên. Uống nước một cách phù hợp thì có thể tránh được rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể dùng bữa sau nửa giờ rồi uống một chút nước, tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể, giúp bạn duy trì cơ thể.

Thứ ba: Cảm cúm thì uống thế nào?

Uống nhiều nước hơn bình thường, mỗi khi bị cảm, thì đều được bác sĩ căn dặn: “uống nhiều nước vào!” Đó là liều thuốc tốt nhất của bác sĩ cho bệnh nhân cảm. Bởi vì khi mọi người bị cảm, thì cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng của chức năng phòng vệ mà có thể tự hạ nhiệt, lúc này sẽ có triệu chứng như: Đổ mồ hôi, khó thở, mất nước v.v. Uống nhiều nước không những giúp mồ hôi ra nhiều và bài độc qua đường tiểu, mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và khiến cho vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng bị đẩy ra ngoài.

Thứ tư: Ho thì uống thế nào?

Uống nhiều nước, khi bị ho, triệu chứng có đờm, rất nhiều người cảm thấy khó thở, khó chịu, đờm bị mắc khó khạc ra . Tại thời điểm này cách hóa giải tốt nhất là gì? Đó là phải uống nhiều nước, mà còn phải uống nước ấm. Đầu tiên: Nước ấm có thể giúp làm loãng đờm.

Ngoài ra, cũng có thể làm giảm sung huyết và phù nề của khí quản và niêm mạc phế quản, giảm tần số của ho. Do đó có thể nói, chúng ta có thể thấy thoải mái rất nhiều.

Thứ năm: Bệnh dạ dày uống thế nào?

Uống cháo là biện pháp tốt nhất để bổ sung nước cho người bị bệnh dạ dày, hay là khi cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Nấu cháo phải nóng trên 60℃, nhiệt độ này sẽ sản sinh ra một loại keo tốt cho hệ tiêu hóa, cháo vừa nóng vừa mềm vào miệng là tan, vào đến dạ dày dễ tiêu hóa, rất phù hợp với những ngươi bị mắc các bệnh về tiêu hóa.

Thứ sáu: Mất ngủ thì uống thế nào?

Uống nước ấm sẽ giúp hệ thần kinh được thư giãn nên nước ấm có tác dụng an thần. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ và ngâm chân, đều giúp chúng cảm thấy ấm áp và thoải mái, để bù đắp lại sự khó chịu khi nhiệt độ cơ thể giảm, giúp ta có giấc ngủ ngon.

Thứ bẩy: Táo bón thì uống thế nào?

Nên uống ngụm lớn, có 2 nguyên nhân đơn giản gây nên bệnh táo bón:

Đầu tiên: Là do thiếu nước.

Lý do thứ hai: Là do các cơ quan của đường ruột mất đi khả năng bài tiết. Trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh, hàng ngày phải uống nhiều nước. Tiếp theo là phải uống ngụm to, không nên uống ngụm nhỏ, bởi vì nếu uống ngụm nhỏ thì khi nước đến dạ dày dễ bị hấp thụ, dẫn đến đi tiểu nhiều.

Thứ tám: Khó chịu thì uống thế nào?

Uống nước với tần suất cao, trạng thái tinh thần và chức năng sinh lý có liên quan đến nhau não sẽ tạo ra endorphins được gọi là “hormone hạnh phúc” và các adrenaline thường được gọi là “hormone đau khổ.” Khi một người bị kích thích, các adrenaline sẽ tăng, nhưng nó cũng có thể giống như các chất độc khác được bài tiết ra, bằng cách là uống thật nhiều nước.

Thứ chín: Buồn nôn thì uống thế nào?

Uống nước muối giúp bạn dễ nôn hơn, buồn nôn là tình trạng rất phức tạp. Đôi khi do ăn phải những thực phẩm bẩn, gặp phải một tình huống như vậy, bạn cũng đừng lo lắng, bởi vì cơ thể có thể đẩy những thứ dơ bẩn ra sẽ thoải mái hơn. Chuẩn bị một cốc nước muối trên tay, uống một vài ngụm lớn, khiến bạn thấy khó chịu nôn ra. Sau đó bạn có thể súc miệng bằng nước muối, có tác dụng chống viêm đơn giản.

Thứ mười: Bệnh tim thì uống thế nào?

Một ly nước trước khi đi ngủ, nếu bạn có một trái tim không khỏe thì tạo cho mình thói quen uống nước trước khi đi ngủ, làm vậy có thể ngăn ngừa tổn thương vào rạng sáng, như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim vậy. Nếu bạn uống một ly nước trước khi đi ngủ, nó có thể làm giảm độ nhớt máu, giảm nguy cơ đau tim. Vì vậy, một ly nước trước khi đi ngủ, là một liều thuốc cứu mạng bạn đấy!

Mười một: Bị sốt thì uống thế nào?

Uống từng ngụm nhỏ liên tục, chúng tôi nói ở đây, là khi bạn tập thể dục vất vả, sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ cơ thể, ra rất nhiều mồ hôi. Vào thời điểm này mọi người sẽ cảm thấy mệt mỏi, lúc này bổ sung nước là điều cần thiết nhất. Nước có thể điều chỉnh máu và lưu thông dịch mô, hòa tan chất dinh dưỡng, nhưng cần lưu ý rằng: Trong lúc vận động mạnh thì không nên uống nhiều, chẳng hạn như uống một lúc hết hai chai nước, điều này sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho tim, nhưng sẽ là rất tốt khi bổ sung nước trước khi vận động.

Bảo Nam

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

6 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

21 hours ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

1 day ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

1 day ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago