Categories: Tin tức

Tư vấn trực tuyến phòng bệnh truyền nhiễm mùa đông – xuân

14h ngày 31/12, 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm sẽ tư vấn cho độc giả VnExpress cách phòng, điều trị các bệnh thường gặp trong mùa đông – xuân.

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

3 chuyên gia tham gia chương trình tư vấn gồm Thạc sĩ Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Thạc sĩ Ngũ Duy Nghĩa – Phó trưởng khoa dịch tễ, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Thời tiết chuyển giao từ đông sang xuân là cơ hội để các bệnh truyền nhiễm như liên cầu lợn, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, tay chân miệng bùng phát. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho độc giả những căn bệnh thường gặp nhất này vào dịp cuối năm, gồm:

Liên cầu lợn: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Khi mắc bệnh, người bệnh thường sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa. Thời gian ủ bệnh trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày, dao động từ 3 giờ đến 14 ngày. Người bị nhiễm thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết chưa được nấu chín.

Bệnh tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác thường bùng phát vào dịp đông xuân.

Bệnh cúm: Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Bệnh có thể lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm virus, sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng. Đặc trưng của cúm mùa là khởi phát đột ngột với sốt cao, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và đau khớp, khó chịu, đau họng và chảy nước mũi.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250.000-500.000 người tử vong.

Thạc sĩ Ngũ Duy Nghĩa – Phó trưởng khoa dịch tễ, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng, tiêm vắc xin mùa phòng bệnh.

Sốt xuất huyết: Đây cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất khi vào đông – xuân. Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ. Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tự phòng chống tại nhà, mỗi ngày chỉ cần 10 phút là có thể ngăn ngừa bệnh. Phòng ngừa dịch bệnh từ thói quen sinh hoạt như diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, đặc biệt là các vùng quê, nông thôn và các khu trọ của sinh viên, công nhân hay chứa nước trong bể, thau, chậu.

Bệnh chân tay miệng: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác như chốc, thủy đậu, dị ứng mà chủ quan hoặc điều trị sai lầm dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Virus lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp, nước bọt hoặc do bệnh nhân ho, hắt hơi.

Mặc dù dễ lây lan nhưng theo các chuyên gia, nếu mỗi người có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tiêm vắcxin sẽ chủ động phòng tránh được bệnh. 

Thạc sĩ Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng.

Vào lúc 14h ngày 31/12, 3 chuyên gia đầu ngành gồm Thạc sĩ Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Thạc sĩ Ngũ Duy Nghĩa – Phó trưởng khoa dịch tễ, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẽ tư vấn cho độc giả cách nhận biết và phòng bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân.

VnExpress

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago