Độc giả gửi câu hỏi tại đây
Sau buổi tư vấn trực tuyến “Bí quyết sống vui khỏe tuổi 50” tổ chức ngày 7/7, Báo điện tử VnEpress tiếp tục nhận được nhiều câu hỏi của độc giả trung niên, về cách xua tan cuộc sống buồn tẻ và duy trì sức khỏe bền bỉ. Một trong những vấn đề được quan tâm nhất là chế độ vận động đúng và đủ, phù hợp với thể trạng tuổi ngũ tuần.
Đau nhức xương khớp, cảm giác mệt mỏi, giấc ngủ trằn trọc… là những dấu hiệu giảm sút sức khỏe thường gặp khi trung niên. Sau mốc 50 tuổi, quá trình lão hóa tăng tốc và biểu hiện rõ rệt hơn. Cơ thể giảm khoảng 1% khối cơ mỗi năm, khiến người già dễ đuối sức. Cùng một xô nước, nếu trước có thể xách bằng một tay, thì nay phải mang bằng hai tay hoặc chia nhỏ ra. Ngoài ra, người trên 50 tuổi cũng tích lũy khoảng 0,7kg chất béo mỗi năm, dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì.
|
Vận động tăng sức khỏe và tuổi thọ, khơi dậy niềm vui sống cho người trung niên. Ảnh: Shutterstock. |
Ngoài 50 tuổi, nhiều người bắt đầu bị gù lưng, giảm chiều cao, gặp khó khăn khi vận động mạnh. Mỗi năm, cơ thể giảm 0,5-2% xương xốp và 1% xương chắc. Chân tay bứt rứt, đau cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), mỏi cơ bắp, chuột rút các cơ, cứng khớp khi vừa ngủ dậy… thường hành hạ người cao tuổi mỗi khi trái gió trở giời.
Mốc 50 tuổi, mỗi ngày có khoảng 10.000 nơron thần kinh lão hóa dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ… Ban đầu, người trung niên chỉ giảm trí nhớ gần, song nhiều năm sau có thể giảm trí nhớ dài, đãng trí hay quên, thậm chí hoang tưởng, rối loạn cảm xúc, tổn thương ngôn ngữ.
Vận động có vai trò quan trọng, giúp cải thiện sức khỏe và tuổi thọ, khơi dậy niềm vui sống cho người trung niên. Vận động là phương pháp dễ thực hiện, ít tốn kém, song cần thực hiện khoa học và kết hợp với chế độ dinh dưỡng đúng đắn. Vì vậy, Báo điện tử VnExpress tổ chức buổi tư vấn tiếp theo vào 14h30 ngày 20/7. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đăng Khoa – Trưởng khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng và Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm – Trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), sẽ trả lời các thắc mắc của độc giả về chế độ vận động cho tuổi ngũ tuần.
|
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đăng Khoa. |
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đăng Khoa hiện giữ chức Trưởng khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông còn là thành viên ban chấp hành Hội Phục hồi Chức năng Việt Nam, Hội Phục hồi Chức năng TPHCM, Hội Lão khoa Việt Nam, Hội Tim mạch Can thiệp, thành viên ban soạn thảo các phác đồ phục hồi chức năng của Bộ Y tế.
Ông tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ đa khoa Đại học Y Dược TP HCM năm 1985. Ngoài 20 kinh nghiệm điều trị thực tế, bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa còn chủ động cập nhập các kỹ thuật chuyên sâu và tiên tiến của thế giới thông qua các khóa học ngắn hạn tại Nhật (năm 2010), Australia (năm 2014), Nga (năm 2014) và Hàn Quốc (năm 2015). Ông cũng theo học chương trình phục hồi chức năng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2008 đến 2010.
|
Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm. |
Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm hiện là Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà đồng thời là sáng lập viên và Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP HCM.
Bác sĩ Ngân tốt nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 1998 và công tác tại khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 1999 tới nay. Trong thời gian đó, bà theo học tại Bệnh viện Charite và nhận bằng Tiến sĩ Đại học Y khoa Charite (Berlin, Đức) năm 2009. Nhiều cuốn sách, đề tài nghiên cứu của bà được đánh giá cao. Ngoài công tác tại bệnh viện, Tiến sĩ Ngân cũng tham gia đào tạo nhiều bác sĩ trẻ về chuyên môn, giảng dạy cho Đại học Y Dược TP HCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
An San
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…