Khi đang trong thời kỳ cho con bú, chị em nên đi kiểm tra sức khỏe để biết mình có nên tiêm thuốc tránh thai hay không?
Chào bác sĩ.
Em năm nay 29 tuổi đã một con trong giai đoạn cho con bú. Vì không muốn mang thai ngoài ý muốn, bạn em khuyên nên tiêm thuốc tránh thai. Bác sĩ cho em hỏi tiêm thuốc tránh thai sẽ tác dụng bao lâu, chị em trong thời gian cho con bú có được tiêm không? Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? em mong bác sĩ giải đáp. Em cảm ơn (Lê Ngọc Mai)
Trả lời
Bạn Ngọc Mai thân mến!
Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời, tiêm thuốc tránh thai với ưu điểm hiệu quả tránh thai cao trong một khoảng thời gian dài 3 tháng.
Bởi thuốc tránh thai tiêm chứa một loại hormon gọi là progesteron. Thuốc được tiêm vào trong cơ và phóng thích dần vào máu. Tác dụng chính của thuốc là ngăn cản trứng rụng, đồng thời cũng hình thành những nút nhầy ở cổ tử cung để ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung gặp trứng thụ tinh.
Khi đang trong thời kỳ cho con bú có nên tiêm thuốc tránh thai là nỗi băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ.
Việc tiêm thuốc tránh thai thường được sử dụng cho những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, có quan hệ tình dục và không thể áp dụng được các biện pháp tránh thai khác.
Thuốc tiêm tránh thai được cho là không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, nếu muốn có thai lại bạn chỉ cần ngừng thuốc vài tháng.
Biện pháp này cũng được chứng minh là không gây hại đối với phụ nữ đang cho con bú, trường hợp này, trẻ vẫn có thể phát triển trí não, chiều cao và cân nặng bình thường.
Tuy nhiên, tiêm thuốc tránh thai là biện pháp chống chỉ định với các trường hợp:
+ Phụ nữ có thai hoặc đang bị ung thư vú;
+ Người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành (người cao tuổi, hút thuốc lá, mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp);
+ Phụ nữ cao huyết áp hoặc có bệnh lý mạch máu;
+ Chị em đang hoặc có tiền sử bị tai biến mạch máu não hay thiếu máu cơ tim;
+ Người bị lupus ban đỏ…
+ Kể cả với phụ nữ bị ra máu âm đạo một cách bất thường mà chưa rõ nguyên nhân cũng không nên áp dụng biện pháp này.
Không thể phủ nhận được hiệu quả của biện pháp tránh thai này nhưng nó vẫn có nhược điểm là gây mất kinh, rong kinh, tăng cân, loãng xương, tâm lý không ổn định, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng… dù những biểu hiện này không kéo dài.
Bất kể khi áp dụng một phương pháp tránh thai nào thì trước khi sử dụng, chị em phụ nữ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa vì nó còn phụ thuộc vào sức khỏe hiện tại của mỗi người. Đặc biệt, bạn đang trong giai đoạn cho con bú thì càng cần phải cẩn trọng hơn. Bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ sản khoa trước khi quyết định chọn biện pháp ngừa thai nào.
Chúc bạn vui khỏe!
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ :
+ Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng đến kết quả thử thai không?
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…