Categories: Tin tức y học

Trong 8 tháng ngân sách nhà nước bội chi đến 111,5 nghìn tỷ đồng

Trong 8 tháng đầu năm 2016,hoạt động thu ngân sách gặp nhiều khó khăn vì biến động giá cả thế giới, thời tiết bất thường và hụt thu còn bội chi  ngân sách nhà nước đến  111,5 nghìn tỷ đồng.

 

Ảnh minh họa.

Hụt thu ngân sách vì đâu? Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 mới chỉ ước đạt 603,7 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 59,5% dự toán năm. Trong khi đó, nhìn lại 8 tháng đầu năm 2015 cho thấy, thu ngân sách đạt 67,7%, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy kết quả 8 tháng đầu năm thu ngân sách năm 2016 vẫn còn thấp hơn so với năm 2015.   (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)   Trả lời câu hỏi phóng viên về những khó khăn dẫn đến việc hụt thu ngân sách, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết việc thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm 2016 gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan. Cụ thể, tiến độ thu nội địa năm nay so với 2 năm liền kề (2014, 2015) cùng kỳ thấp hơn. Trong cơ cấu thu nội địa, riêng thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, chỉ đạt 126,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán năm. Điều này được lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, than, khoáng sản và thủy điện gặp khó khăn. Bà Mai lý giải, do giá dầu giảm nên hoạt động khai thác dầu khí cũng giảm. Cụ thể, thu từ dầu thô mới đạt 49,7% so với dự toán và giảm 43% so với cùng kỳ. Sản lượng dầu thô thì bằng 74% so với kế hoạch năm nay nhưng giá lại bị giảm 18,7 USD/thùng so với dự toán dẫn đến tình trạng hụt thu (Giá dự toán là 60 USD/thùng nhưng thực tế chỉ đạt 41,3 USD/ thùng). Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, không chỉ khai thác dầu, các doanh nghiệp thủy điện cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết bất thường và hạn hán nghiêm trọng. “Do doanh nghiệp khai thác khoáng sản bị tác động bởi giá trên thế giới giảm sâu nên khó khăn trong thu từ cổ tức và lợi nhuận còn lại sau thuế cũng khó khăn trong 8 tháng đầu năm”, bà Mai cho hay. Không chỉ khoản thu nội địa, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai: Thu cân đối từ xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng do lộ trình cắt giảm thuế trong quá trình hội nhập. Cùng với đó, kim ngạch một số mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách cũng thấp so với cùng kỳ năm trước. Bội chi ngân sách lớn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 ước tính đạt 715,2 nghìn tỷ đồng, bằng 56,2% dự toán năm. Như vậy, 8 tháng đầu năm 2016, bội chi ngân sách là 111,5 nghìn tỷ đồng.

      Nhìn vào cơ cấu chi ngân sách 8 tháng đầu năm có thể thấy, khoản chi thường xuyên (trong đó một phần là chi cho bộ máy, quản lý hành chính) hiện còn quá cao. Như vậy để thấy, thâm hụt ngân sách trong những tháng đầu năm 2016 không chỉ do việc thu gặp khó khăn mà chủ yếu do chúng ta chi tiêu quá nhiều. Chi cho đầu tư phát triển còn chiếm tỷ lệ thấp. Đề cập đến vấn đề sử dụng tài sản công mới đây tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: “Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng còn lãng phí. Vậy giải pháp nào để quản lý tài sản công tốt nhất?”. Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới phải có những giải pháp mạnh mẽ mang tính cách mạng để người dân thấy rằng Chính phủ sử dụng tài sản công hiệu quả nhất vì đây là mồ hôi, công sức, tiền thuế của người dân. Chính phủ khẳng định, tới đây sẽ có những chỉ thị, văn bản quy định siết chặt việc dùng tài sản công. Đứng trước những khó khăn về tình hình thâm hụt ngân sách, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, sẽ tiếp tục quyết liệt thực hiện tất cả giải pháp để hoàn thành dự toán thu năm 2016, trọng tâm là đôn đốc, thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát kê khai thuế, tăng cường chống thất thu, chuyển giá… Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện chính sách tài khoá chủ động, chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình và nghĩa vụ trả nợ công của Chính phủ, tình hình giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2016 để có phương án điều chỉnh kế hoạch phát hành phù hợp.

Tổng hợp

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

1 day ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

5 days ago