Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết do tai nạn liên quan rượu bia, con số này đang có xu hướng gia tăng.
Rượu có thể làm chậm chức năng cơ mắt và giảm tầm nhìn. Các lái xe say rượu có xu hướng tập trung vào một điểm duy nhất trong thời gian dài, ít nhận thức được các khu vực ngoại vi quan trọng. Người say cũng bị giảm khả năng phán xét chiều sâu và khoảng cách.
Theo bác sĩ Cao Xuân Phúc, Học viện Quân Y – Viện 103, cồn gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, mất khả năng tự chủ, định hướng, điều khiển vận động. Trong các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn.
Bác sĩ Phúc cho hay chỉ cần uống 1 chén rượu trung bình vẫn dùng để uống chè hoặc nửa lít bia, lượng cồn trong máu có thể vượt quá mức tối thiểu 50mg/100ml máu.
Căn cứ Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008, nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở, người tham gia giao thông sẽ không được điều khiển ôtô, xe máy chuyên dùng trên đường.
Theo bác sĩ Phúc, nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79 mg/100 ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần.
Phương Anh
Nguồn: Zing
Ở tuổi 50 sau khi trải qua hai phần ba cuộc đời với nỗi lo…
Bệnh rối loạn chuyển hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện…
Theo các số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 7,7%…
Khi nói đến các bệnh về tiêu hóa, chúng ta thường nghĩ ngay đến táo…
Rối loạn chuyển hóa là một căn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh…
Dậy thì là quá trình phát triển tất yếu của con người. Tuy nhiên, nếu…