Tin tức y học

Tin vui: Chế tạo thành công mắt sinh học

Nhằm giúp những người đang bị mù, mất một phần thị lực vẫn có thể nhìn thấy cảnh vật diễn ra xung quanh, nhìn thấy ánh sáng. Mới đây các nhà khoa học Mỹ và Hong Kong đã cùng nhau chế tạo thành công mắt sinh học cho người mù.

Các nhà khoa học đã cùng nhau nghiên cứu và chế tạo thành công mắt sinh học với các cảm biến mô phỏng tế bào cảm quang của mắt người, có thể dùng để cấy ghép cho những người mù, những người bị mất một phần thị lực do bệnh tật hoặc tai nạn. Mắt sinh học có tên gọi là EC-EYE (ElectroChemical EYE), mắt sinh học bao gồm võng mạc nhân tạo 3D và dây nano có khả năng mô phỏng thông tin thị giác truyền đến não người.

Mắt sinh học với chức năng mô phỏng mắt người được phát triển bởi các nhà khoa học Mỹ và Hong Kong. Ảnh: Daily Mail.

Những năm gần đây nhờ sự phát triển của nền y học trên thế giới đã mang đến đột phá mới, cho phép tạo ra các bộ phận quan trọng của con người như tay, chân, tim,…nhằm thế nếu không may chúng bị mất, giúp họ sống một cách bình thường.

Nhưng mắt lại là câu chuyện khác bởi cách chúng giao tiếp với não khá đặc biệt, không phải chỉ tạo ra rồi cấy ghép là được. Để tạo ra một bộ phận có thể giao tiếp với não như mắt là nhiệm vụ rất khó khăn của các nhà khoa học.

Theo BGR cho biết, thách thức lớn nhất mà các nhà nghiên cứu đã vượt qua chính là tích hợp mọi cảm biến trong một tấm màng nhôm và volfram nửa hình cầu mô phỏng võng mạc người, đường kính chỉ hơn 2 cm.

Daily Mail  cho biết hiện các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch cấy thử mắt sinh học lên động vật và người. Tất nhiên mọi thứ chỉ là bước khởi đầu, còn rất nhiều điều cần hoàn thiện trước khi có thể phát triển rộng rãi mắt sinh học trong 5 năm tới theo kế hoạch đã đề ra.

Các nhà khoa học cho biết nếu như mọi thứ diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp mắt sinh học có thể khôi phục thị lực cho khoảng 285 triệu người đang bị mù hoặc mất một phần thị lực trên thế giới.

Theo các nhà khoa học chia sẻ hiện nay do khả năng hiển thị hình ảnh của mắt sinh học này còn kém bởi độ phân giải của nó khá thấp, chỉ hiện rõ chữ cái còn hình ảnh phức tạp hơn thì chưa sắc nét. Nhưng các nhà nghiên cứ khẳng định khi công nghệ phát triển hơn, độ phân giải của các cảm biến ảnh thậm chí còn cao hơn độ phân giải mắt người thật.

Không chỉ áp dụng với con người mà mắt sinh học cũng được xem xét cấy ghép cho robot, phục vụ cho những mục đích khác nhau có sức mạnh và khả năng vượt trội.

Hi vòn trong tương lai gần các nhà khoa học Mỹ và Hong Kong sớm hoàn thiện mắt sinh học để giúp cho những người đang bị mù, mất một phần thị lực nhìn thấy được ánh sáng, cảnh vật và mọi thứ diễn ra xung quanh.

Yhocvn.net/Theo Zing

bien tap

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

2 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

3 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

4 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago