Categories: Sức khoẻ

Tín hiệu mới trong điều trị tâm lý cho trẻ

Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2 và Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP.HCM là những địa chỉ quen thuộc của nhiều trẻ khi được cha mẹ đưa đến khám tâm lý, điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Tuy nhiên, hiện nay do tình trạng quá tải nên tại các quận huyện, phòng khám phục hồi chức năng nhi sau khi ra đời đang từng bước đáp ứng nhu cầu khám và điều trị tâm lý cho trẻ.

Nhân viên phòng khám nhi dạy vẽ cho các bệnh nhi

Đi tìm những bài tập phù hợp

Viện Tâm lý thực hành (IPP) có địa chỉ số 36A Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh là nơi chuyên khám chữa bệnh chuyên khoa tâm lý – tâm thần kinh được thành lập từ năm 2009. Hoạt động ở lĩnh vực nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ ứng dụng tâm lý học trong cuộc sống, IPP có nhiệm vụ đánh giá và can thiệp sớm cho các trẻ chậm nói, tăng động, tự kỷ, trẻ chậm phát triển, trẻ chậm khôn, nói ngọng, trẻ có các rối loạn về ngôn ngữ. Hàng ngày bắt đầu từ 7 giờ sáng đã có một số phụ huynh chở con đến đây để theo học những khóa điều trị vật lý trị liệu đặc biệt. Mặc dù đã trên 3, 4 tuổi nhưng nhiều cháu vẫn chưa nói được, dù được cha mẹ dặn chào cô nhưng các cháu không để ý chỉ lơ đãng nhìn sang nơi khác. Chị N. ngụ ở Q.Phú Nhuận cho biết, đứa con gái của chị vào đây đã được một năm với biểu hiện ban đầu là ngại tiếp xúc với người xung quanh, chỉ làm những gì cháu thích dù cha mẹ khuyên bảo nhiều lần. Cũng giống như một số trẻ tự kỷ khác đến 3 tuổi cháu vẫn chưa biết nói, càng lớn cháu càng có những hành động kỳ lạ bất thường cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Tại đây chúng tôi gặp được ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh – giảng viên thính giảng học phần trị liệu tâm lý trẻ em đang hướng dẫn những trò chơi, bài học liên quan đến tâm vận động và vật lý trị liệu cho các cháu. ThS. Ánh cho biết: “Các cháu vào đây học từ đầu tuần đến cuối tuần trừ ngày chủ nhật. Từ 7 giờ sáng bắt đầu nhận lớp cho đến 5 giờ chiều. Những bài học này được thực hiện thường xuyên có tác dụng hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho các trẻ có rối loạn về sự phát triển”.

Đó cũng là những bài học cần thiết để phục hồi chức năng cho bệnh nhi tại Phòng khám chức năng nhi Hoàng Lê (địa chỉ số 06 Trần Thiện Chánh, P.12, Q.10, TP.HCM). Tại phòng tiếp nhận bệnh nhân, anh Hoàng Văn Quyên – kỹ thuật viên trưởng (BV Nhi đồng 1) đang tìm cách “thuyết phục” một bé 10 tuổi không chịu hợp tác với nhân viên và BS. Thế nhưng chỉ sau 5 phút bằng nghệ thuật ứng xử có kinh nghiệm cậu bé đã ngoan ngoãn nghe theo lời cha và cả những người lạ trong phòng khám. Sau những bài test với bệnh nhi, anh Quyên kết luận cháu bị rối loạn phổ tự kỷ, khó khăn trong giao tiếp, ăn uống và cả trong giấc ngủ.

Tình yêu trẻ là liều thuốc quý

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung – Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, mô hình các phòng khám phục hồi chức năng nhi ra đời tại cơ sở quận huyện sẽ có những đóng góp mới cho công tác vật lý trị liệu nhằm khắc phục được sự quá tải trong việc phục hồi chức năng nhi ở các BV của TP.HCM từ nhiều năm nay.

Tại Phòng âm ngữ trị liệu PGS.TS Nguyễn Thị Ly Kha lại đưa ra giáo án do mình tự soạn đối với trẻ ngọng các phụ âm k, b, nh, ph. TS. Ly Kha cho biết, những bài học này do được sưu tầm từ trên mạng nên trẻ hào hứng hơn so với tài liệu mà các bé đã học đi học lại trong sách giáo khoa. Không những thế mỗi cháu còn có một bài riêng để phù hợp với từng mức độ rối loạn ngôn ngữ của bé. Đây chính là cơ hội của người đứng lớp nhằm phát huy thế mạnh tiềm tàng của từng đứa trẻ.

Đó cũng là chương trình đặc biệt mà IPP đã thực hiện trong nhiều năm qua với mục đích giúp trẻ khám phá các điểm mạnh và hỗ trợ phát triển toàn diện các ưu điểm của bản thân cũng như hạn chế khắc phục các khiếm khuyết của bản thân. Ông Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc điều hành phòng khám (IPP) cho biết, chương trình này là kết quả nghiên cứu khoa học Khơi nguồn sức mạnh tiềm ẩn của trẻ thơ dành cho các trẻ phát triển bình thường và các bé trong giai đoạn phát triển hòa nhập từ 3 đến 6 tuổi.

Với một đứa bé 4 chi đều yếu, khó khăn khi cử động, chị Lê Tường Giao – Trưởng khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng (BV Nhi đồng 1) đã dùng bài tập đối trọng lực để kích thích vận động. Chị Giao cho biết, những bài tập mạnh về nhóm cơ đã có tác dụng nâng đầu cổ bé lên. Chỉ sau một thời gian ngắn niềm vui đã lộ rõ trên khuôn mặt cha mẹ bé khi thấy con biết lấy tay và cả đưa chân lên miệng mút, điều mà tưởng chừng như bé vĩnh viễn khó có thể làm được.

Đến với các phòng phục hồi chức năng về ăn uống, rối loạn đọc viết, tâm vận động nếu không có người giới thiệu thì ít ai biết rằng những đứa trẻ biết chào người lạ, tự xúc cơm ăn, đọc được một đoạn văn trước đây là những đứa trẻ bị chứng rối loạn tâm lý, tự kỷ, phổ tự kỷ. Có được kết quả ban đầu đó chính là nhờ các phương pháp và những bài tập phù hợp với từng bệnh nhi, từng độ tuổi bằng những dụng cụ chuyên dụng hiện đại giúp ổn định cảm giác hành vi như áo áp suất, áo cảm giác, bàn chải body…

Bài, ảnh: Nguyễn Hoàng Anh

Nguồn: Giáo dục Online

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago