Categories: Tin tức y học

Tiên trách kỷ, hậu trách… thuốc

Cứ mỗi lần đến ngày “đèn đỏ” là Thêm lại mất mấy ngày nằm không làm gì được. Bụng cứ ngâm ngẩm đau, rồi có lúc đau từng cơn rất khó chịu.

Cứ mỗi lần đến ngày “đèn đỏ” là Thêm lại mất mấy ngày nằm không làm gì được. Bụng cứ ngâm ngẩm đau, rồi có lúc đau từng cơn rất khó chịu. Có hôm Thêm phải nghỉ cả học. Mỗi lần như vậy bạn bè lại đến an ủi, động viên rồi chia sẻ kinh nghiệm. Người thì bảo phải uống cao ích mẫu, người thì bảo dùng thuốc giảm đau. Hoa cùng trong nhóm sốt ruột hỏi:

– Thế cậu đã dùng loại thuốc giảm đau nào chưa?

– Chưa, tớ chưa dùng loại thuốc nào.

– Để tớ ra hiệu thuốc hỏi mua cho cậu thuốc giảm đau về uống, chứ chuyện này của con gái chúng mình là bình thường mà sao cậu phải khổ thế. Người ta thì chơi đùa, làm việc như không còn mình thì cứ nằm bẹp dí thế kia.

Nói xong, Hoa phóng xe một mạch tới hiệu thuốc. Sau một hồi đi về Hoa lấy cốc nước, bóc thuốc rồi dựng Thêm dậy uống thuốc.

Uống được một lúc Thêm thấy đỡ đau hơn. Thấy thuốc hay nên mỗi lần bị đau bụng hành kinh sau đó là Thêm lại mua thuốc giảm đau này về uống.

Cho đến một hôm tự nhiên Thêm thấy bụng mình cứ đầy vượt lên, cảm giác như ăn không tiêu, ợ hơi và ngâm ngẩm đau vùng thượng vị, có lúc lại cảm giác buồn nôn. Triệu chứng đó ngày càng rõ rệt khiến Thêm nghĩ ngay tới bệnh đau dạ dày và nghĩ rằng mình nên đi chữa khi mới chớm bệnh.

Tới bệnh viện, vào phòng khám, bác sĩ vừa khám vừa hỏi thăm chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi để tìm nguyên nhân gây bệnh. Thêm cho bác sĩ biết:

– Mọi ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi của cháu bình thường, nhưng trong thời gian gần đây mỗi lần bị đau bụng kinh cháu có uống thuốc cataflam để giảm đau. Và lần này sau khi uống thuốc thì cháu thấy bị đau bụng…

Nghe tới đây bác sĩ nhận định:

– Có thể cháu đã bị loét dạ dày do thuốc. Vì thuốc cataflam có tác dụng giảm đau trong đau bụng kinh nhưng lại có tác dụng phụ ở đường tiêu hoá như gây đau thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, trướng bụng, ăn không ngon, đầy hơi và chán ăn. Nặng có thể xuất huyết tiêu hoá. Vì vậy, thuốc có chống chỉ định với những trường hợp loét đường tiêu hoá. Cháu cần ngưng ngay thuốc này, điều trị cho khỏi các triệu chứng trên, sau đó tới bác sĩ sản khoa khám bệnh để tìm cách thích hợp điều trị đau bụng kinh.

Nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong một thời gian ngắn Thêm đã ổn định được bệnh dạ dày, bệnh đau bụng kinh cũng đỡ hẳn.

Hà Phương

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

7 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago