Categories: Thuốc

Thuốc Nam trị hen

Thông tin y học – Hen là chứng bệnh hay phát trong các mùa thu – đông. Khi phát bệnh, cơ trơn trong khí quản bị co thắt, niêm mạc sưng lên từ đó gây khó thở…

Hen là chứng bệnh hay phát trong các mùa thu – đông. Khi phát bệnh, cơ trơn trong khí quản bị co thắt, niêm mạc sưng lên từ đó gây khó thở, ho, nhiều đờm mà không khạc ra được, sắc mặt tái nhợt, trong lòng khó chịu, hay ra mồ hôi trộm, hít thở khó khăn kèm theo tiếng khò khè.

Nguyên nhân do cơ thể gặp phải một số yếu tố như cảm nhiễm ngoại tà, khí hậu thay đổi, ăn uống các chất lạ… gây dị ứng, viêm nhiễm, tinh thần mệt mỏi… bệnh phát sinh chủ yếu từ tạng phế và hai tạng liên quan là tỳ và thận. Trong điều trị bệnh hen, đang trong cơn hen phải cắt được cơn, sau đó căn cứ vào các biểu hiện cụ thể của bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp chủ yếu là bồi bổ củng cố tạng phế, kiện tỳ, bổ thận để nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể, giảm bớt số lần phát bệnh.

Ma hoàng – một trong những vị thuốc trị bệnh hen.

Thể hen nhiệt

Biểu hiện: người bệnh thở khò khè, ho có đờm vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, miệng đắng, phát sốt…

Trường hợp nhẹ dùng bài Ma hoàng thạch cao thang: ma hoàng 6g, thạch cao sống 30g, cam thảo 5g. Sắc với 600ml nước còn 150ml, chia 3 phần, uống vào sáng, trưa, tối, uống xa bữa ăn.

Trường hợp nặng dùng bài Thanh nhiệt định suyễn thang: ma hoàng 6g, hạnh nhân 10g, thạch cao sống 30g, hoàng cầm 10g, tỳ bà diệp 10g, qua lâu bì 10g, cam thảo 6g. Sắc với 1.000ml nước còn 450ml, chia 3 phần, uống vào sáng, trưa, tối, uống xa bữa ăn.

Thể hen hàn

Biểu hiện: người bệnh thở khò khè, ngực bụng đầy tức, đờm trắng loãng, sắc mặt nhợt, thân mình đau nhức, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng…

Trường hợp nhẹ dùng bài Ma hoàng cam thảo thang: ma hoàng 6g hoặc lá tía tô tươi 30g (khô 15g), cam thảo 5g. Sắc với 300ml còn 100ml. Uống hết 1 lần, uống lúc đói. Ngày 2 thang.

Trường hợp nặng dùng bài Tán hàn định suyễn thang: ma hoàng 10g, tế tân 4g, bán hạ chế 10g, bạch giới tử 6g, tử tô 6g, ngũ vị tử 3g, cam thảo 6g, gừng tươi 10g, hồng táo 3 quả. Sắc với 1.000ml nước, còn 450ml chia làm 3 phần, uống vào buổi sáng, trưa, tối, uống xa bữa ăn.

Nếu hen do cơ thể suy nhược, biểu hiện hơi thở gấp gáp, người mệt, hụt hơi, nói phều phào, vận động mạnh là phát bệnh… Dùng bài Bổ hư định suyễn thang: đẳng sâm 15g, bạch truật 10g, phục linh 10g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 10g, tử tô 6g, long cốt 20g, mẫu lệ 20g, cam thảo 6g. Sắc với 1.000ml cho mẫu lệ và long cốt vào đun 15 phút, sau đó cho các vị còn lại vào sắc tiếp, còn 450ml, chia làm 3 phần, uống sáng, trưa, tối. Uống xa bữa ăn, lúc đói bụng.

Lương y Đặng Đức Nam

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 hour ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

23 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago