Chắc hẳn trong cuộc sống hàng ngày,ai trong chúng ta cũng có lúc rơi vào trạng thái bực bội mất kiểm soát. Khi ai đó cắt ngang đường bạn trên đường. Bạn làm đổ nước sốt cà chua lên chiếc áo sơ mi trắng mới mua. Đang trên đường đến bãi biển thì trời đổ mưa. Và còn vô vàn những lý do “trời ơi đất hỡi” khác khiến bạn không thể kìm nén nổi cơn tức giận và tâm trạng khó chịu.
Và một khi ngày mới của bạn bắt đầu theo cách đó thì dường như mọi thứ tồi tệ bắt đầu kéo theo, cảm giác như thể mọi điều đen đủi đang ập đến. Tuy nhiên, có những cách giúp bạn quay ngược “vòng quay” này, giải thoát bạn khỏi sự giận dữ và trở lại tâm trạng hạnh phúc, vui vẻ.
Dưới đây là 7 thủ thuật ngôn ngữ cơ thể giúp giảm bớt cơn giận và trở lại cảm giác tĩnh tại, đón nhận những niềm vui mới.
1. Nhìn lên
Giống như khi tâm trạng ảnh hưởng đến ngôn ngữ cơ thể của chúng ta thì ngôn ngữ cơ thể cũng ảnh hưởng đến cảm xúc. Lần sau nếu như bạn đang nhận thấy mình bắt đầu có cảm giác giận dữ thì hãy dừng lại vài giây rồi nhìn lên trần hoặc lên bầu trời.
Khi chúng ta đang ở trong trạng thái tiêu cực, chúng ta có xu hướng nhìn xuống. Hãy nhớ lại hình ảnh một đứa trẻ bị la mắng vì làm điều gì đó sai, ngôn ngữ của bé trông như thế nào? Đầu của bé sẽ cúi xuống và đôi mắt thì nhìn xuống sàn để tránh nhìn trực tiếp vào mắt bố mẹ. Đây là biểu hiện tự nhiên của cơ thể khi gặp cảm xúc tiêu cực.
Nhìn xuống gây nên cảm xúc tiêu cực. Vì vậy để ngăn cơ thể bạn khỏi trượt dài vào cảm xúc chán nản này, hãy làm gián đoạn mô hình đó và làm điều ngược lại là nhìn lên. Nó sẽ giúp ngắt quãng trạng thái cảm xúc tiêu cực và dần dần kích hoạt hormone hạnh phúc một cách tự nhiên.
2. Giả vờ cười
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn giả vờ cười và giữ nó đủ lâu, bạn sẽ bắt đầu thực sự cảm thấy hạnh phúc hơn. Khi bạn nhận ra mình đang giận dữ, hãy kéo căng cơ má và để lộ hàm răng đẹp của bạn bằng một nụ cười. Bạn thậm chí có thể giữ một chiếc bút ở giữa hai răng, đây là cách ép các cơ mặt của bạn nặn ra một nụ cười. Bằng cách giữ một nụ cười “giả” chỉ trong vài phút, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn và thấy sự giận dữ tan biến dần, nhường chỗ cho hormone hạnh phúc.
3. Cười to
Cười to là một cách tuyệt vời để thay đổi trạng thái của bạn ngay lập tức. Khi cảm thấy tức giận, hãy dành ra ít phút để xem hoặc nghe cái gì đó hài hước. Bạn có thể tìm những video vui về động vật hoặc trẻ em trên Youtube hoặc xem chương trình về danh hài yêu thích của mình. Thật là khó mà giữ tâm trạng tức giận khi đang xem những em bé dễ thương cười khúc khích một cách hồn nhiên.
4. Thở sâu
Khi chúng ta giận dữ, hơi thở thường có xu hướng nhanh và nông do cơ thể bướcvào trạng thái hoặc chế độ "chiến đấu". Bằng cách dừng lại trong vài phútđể quan sát hơi thở của bạn khi tức giận, bạn sẽ biết cách kiểm soát để lấy lại hơi thở dài và sâu hơn. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát các trạng thái cảm xúc và bình tĩnh trở lại.
Hãy kéo dài thời gian thở để có hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, hãy đếm đến 5 khi hít sâu, sau đó vừathở ra, vừađếm đến 10.
Bây giờ hãy thêm một số hình dung cho quá trình này. Khi bạn thở ra, hãy tưởng tượng rằng bạn đang giải phóng tất cả sự giận dữ và căng thẳng tiêu cực trong cơ thể. Hãy tưởng tượng tự tức giận đang rời khỏi cơ thể bạn qua hơi thở và biến mất vào không khí. Sau đó bạn hít thở lại lần nữa, tưởng tượng đang hít vào sự lạc quan, vui sướng và hạnh phúc. Hãy làm điều này trong vài phút và bạn có thể cảm thấy tốt hơn nhiều.
5. Thiền
Thiền là cách rèn luyện tâm trí. Nó giúp bạn xoa dịu tâm trí, quản lý cảm xúc và cho phép bạn kết nối với bản ngã, tránh xa sự sao lãng.
Đơn giản là chỉ cần bỏ ra một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày để ngồi trong im lặng và quan sát suy nghĩ của mình. Cho phép chúng trôi đi cho đến khi tâm trạng của bạn tĩnh tại, nó sẽ giúp bạn bước vào sự bình tĩnh và không quan tâm đến thế giới bên ngoài.
Lần tới nếu cảm thấy tức giận, bạn hãy dành ra 10 phút để thiền định, điều đó sẽ mang lại cho bạn tâm trạng thanh thản.
6. Giải phóng bằng hành động
Tức giận là một năng lượng tiêu cực tích tụ bên trong và có thể giải phóng khỏi cơ thể bạn một cách có ý thức nếu bạn lựa chọn. Lần tới nếu cảm thấy cơn giận thiêu đốt bên trong, hãy giải phóng nó một cách có chủ đích.
Bạn hãy đi vào phòng và thét lên, vung vẩy cánh tay của bạn ra xung quanh như thể một "người điên". Hãy giải phóng sự tức giận qua giọng hét và hành động nhưđấm vào gối, chống đẩy, nhảy lên nhảy xuống trên giường…
Bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng giúp bạn ngắt quãng sự tức giận và giải phóng năng lượng tiêu cực bên trong. Bạn thậm chí có thể biến sự giận dữ đó thành một bài tập thể dục hiệu quả bằng cách đi tới phòng gym và tập nâng tạ. Nghe có vẻ khó hiểunhưng cách này sẽ giúp bạn giải phóng cơn giận hiệu quả đấy.
7. Viết ra
Viết ra suy nghĩ của bạn có thể là một cách xử lýhiệu quả trong hoàn cảnh này. Bất kỳ điều gì khiến bạn giận dữ, hãy viết nó ra. Đơn giản là kéo nó ra khỏi đầu và “nhét” vào trang giấy. Nó không chỉ giúp bạn xóa sạch suy nghĩ tiêu cực mà còn giúp bạn nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác hoàn toàn, giúp bạn tìm ra giải pháp.
Sau đó, bạn có thể thoải mái vo tờ giấy lại rồiquăng nó vào thùng rác hoặc đống lửa và hình dung tất cả mọi sự bực mình đã bay theo làn khói và rời xa mãi mãi.
Dương Thùy
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội
Điện thoại: 0437959783
Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…