Ăn ít rau, nhiều thịt
Trong một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO.
Trao đổi thêm bên lề hội nghị, TS Cao Thị Thu Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng nguyên nhân khẩu phần ăn của người Việt thay đổi theo hướng không tốt do tác động của kinh tế thị trường.
“Rau quả không cung cấp nhiều năng lượng nhưng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể”, TS Hương nhấn mạnh.
Theo bà Hương, đối với bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường luôn phải giảm tinh bột, việc bổ sung rau xanh sẽ giúp dạ dày không có cảm giác đói. Còn với những người mắc tim mạch, rau quả đóng vai trò quan trọng, vừa tránh táo bón vừa hòa tan cholesterol, giảm lắng đọng cholesterol trong thành mạch.
Bà Hương khuyên những bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường nên ăn rau lót dạ trước rồi mới ăn cơm hoặc thịt, vừa giúp giảm tinh bột vừa giúp quá trình chuyển hóa được tốt hơn.
Ngoài ăn ít rau, nhiều thịt, người Việt cũng đang nằm trong nhóm nước ăn mặn với 9,4 g muối/ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO. Ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
Ăn quá nhiều các sản phẩm đậu nành
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, uống quá nhiều protein đậu nành sẽ làm giảm sự hấp thu sắt của cơ thể, có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Trong thời gian dài, nó có thể khiến bạn chóng mặt , mệt mỏi và các triệu chứng khác của bệnh thiếu máu. Ngoài ra, các sản phẩm đậu nành rất giàu methionine. Nếu bạn tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành, các methionine dưới tác động của các enzyme, sẽ thay đổi thành homocysteine. Nó sẽ làm hỏng các tế bào thành động mạch, dẫn đến xơ cứng động mạc.
Ăn mặn
Muối được coi là một nhân tố có thể gây ung thư dạ dày nếu bạn sử dụng không hợp lý. Muối chứa nhiều Nitrat, khi ăn vào dạ dày, Nitrat gặp vi khuẩn biến đổi thành Nitrit, Nitrit phản ứng với các amin cấp 2 hoặc cấp 3 thành Nitrosamin là chất gây ung thư dạ dày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.
Những người lao động trong môi trường nóng là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao bởi họ có lượng muối bài tiết trong mồ hôi khá lớn. Khi bổ sung muối vào cơ thể thông qua ăn uống của họ là từ 13-38g/ngày, lớn hơn rất nhiều so với mức khuyến cáo. Do đó, những người có thói quen ăn nhiều muối nên chỉnh sửa và dần từ bỏ thói quen có hại của mình.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…