Theo Medical Daily, con chip nhỏ bằng hạt gạo có thể cảm nhận kháng nguyên p24, loại protein gắn với HIV ở nồng độ thấp hơn 100.000 so với các thiết bị khác giúp người bệnh xác định tình trạng của mình sau một tuần nhiễm virus. Đặc biệt, toàn bộ quá trình xét nghiệm bằng con chip chỉ kéo dài 4 tiếng 45 phút, cho phép bệnh nhân xét nghiệm 2 lần một ngày nhằm khẳng định chẩn đoán.
Hình dạng con chip cảm biến sinh học giúp phát hiện HIV. Ảnh: CSIC Communication.
Tỏ ra vượt trội so hai phương pháp xét nghiệm HIV trước đây là RNA và sàng lọc kháng thể, con chíp sinh học được kỳ vọng sẽ hạn chế tình trạng phát hiện bệnh muộn, nhờ đó tăng hiệu quả của việc điều trị cũng như ngăn chặn sự lây lan HIV.
Ngoài HIV, con chip cảm biến sinh học còn dùng để chẩn đoán một số bệnh ung thư. Hiện các nhà khoa học Tây Ban Nha xem xét ứng dụng con chip cho các nước đang phát triển có tỷ lệ nhiễm HIV cao.
Minh Nguyên
Nguồn: VnExpress
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…