Categories: Thuốc

Thiên hoa phấn sinh tân, chỉ khát

Thiên hoa phấn là tên thuốc trong y học cổ truyền của rễ cây qua lâu, còn gọi là qua lâu căn. Cây qua lâu (Trichosanthes kirilowi Maxim),

Rễ cây qua lâu cho vị thuốc thiên hoa phấn.

Thiên hoa phấn là tên thuốc trong y học cổ truyền của rễ cây qua lâu, còn gọi là qua lâu căn. Cây qua lâu (Trichosanthes kirilowi Maxim), thuộc họ Bí (Cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc), dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.

Rễ qua lâu được thu hoạch vào mùa thu đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Muốn rễ củ mập thì ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô, rồi xông diêm sinh để bảo quản. Thành phần hoá học của rễ gồm tinh bột, chất nhầy, chất trichosanthin (loại protein kiềm) với hàm lượng hơn 1%, karasurin, cucurbitacin, kirilowin… Dược liệu thiên hoa phấn có màu vàng hoặc nâu nhạt ở mặt ngoài, mặt cắt màu trắng có điểm mạch gân màu vàng, thể chất cứng rắn, khó bẻ gãy, vị nhạt sau hơi đắng, chua, không mùi, tính hàn, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau chữa sốt nóng, đái tháo đường, miệng khô, khát nước, đoản hơi, hoàng đản, lở ngứa, sưng tấy, trĩ rò. Ngày dùng 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4 – 8g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa sốt nóng, da vàng, miệng khô khát: thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g hoặc hạt đậu đen 8g, sắc với 200ml còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày.

Chữa đái tháo đường: thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc mỗi vị 12g; sơn thù, sa nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc thiên hoa phấn 12g, rau bợ nước 10g, phơi khô, tán nhỏ, hoà với sữa uống.

Chữa tắc tia sữa: thiên hoa phấn 8g; bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp mỗi vị 8g; thanh bì, cát cánh, thông thảo mỗi vị 6g. Sắc uống trong ngày.

Chữa amidan mạn tính: thiên hoa phấn 8g, sinh địa 16g;, hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 12g, sơn thù, trạch tả, đơn bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 8g, xạ can 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa mụn nhọt lâu ngày: thiên hoa phấn 8g, ý dĩ, bạch chỉ, mỗi vị 10g. Sắc hoặc tán bột uống.

Chữa sốt rét, thể rét nhiều sốt ít hoặc không sốt: thiên hoa phấn 8g, mẫu lệ 12g, sài hồ, quế chi, hoàng cầm mỗi vị 8g, can khương, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống.

Chữa thấp khớp mạn: thiên hoa phấn, thổ phục linh, cốt toái bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đơn sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt mỗi vị 12g; bạch chỉ 8g; cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.

Gần đây, một số nhà khoa học Pháp, Trung Quốc đã công bố, chất trichosanthin và karasurin trong thiên hoa phấn có tác dụng chống khối u, điều hoà miễn dịch và có khả năng ức chế nhiễm virut HIV.

TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy Bích

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

22 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

23 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago