Categories: Nuôi dạy trẻ

Thành tựu của ‘mẹ Hổ’ từng gây xôn xao vì dạy con khắc nghiệt

Cả hai cô con gái của bà Amy Chua đều học tại Đại học Harvard hàng đầu nước Mỹ, và đều nói họ có tuổi thơ hạnh phúc.

Khi cuốn sách “Khúc chiến ca của Mẹ Hổ” của Amy Chua xuất bản lần đầu năm 2011, đã xuất hiện một cuộc tranh luận quyết liệt giữa các bố mẹ về phương pháp dạy con nghiêm khắc của tác giả. Nhiều người phản đối bà mẹ Trung Quốc ở Mỹ này và cho rằng những đòi hỏi quá cao của bà với con cái có thể hủy hoại hai cô con gái là Lulu và Sophia Chua-Rubenfeld.

Thế nhưng hiện tại, Lulu 20 tuổi và Sophia 23 tuổi, đều đã trưởng thành và đang theo học tại các trường danh giá bậc nhất tại Mỹ, đều có khả năng thích nghi tốt với xã hội và họ nói với báo chí rằng “sẽ không nuôi dạy con cái mình theo cách nào khác cách của mẹ”.

Sophia, con gái đầu của Mẹ Hổ Amy Chua, vừa tốt nghiệp Đại học Harvard và đang học ở Trường Luật Yale. Ảnh: Facebook. 

Bản thân tựa đề “Mẹ Hổ” của cuốn sách hầu như đã cho thấy hết nội dung phương pháp giáo dục của bà Amy Chua. Vị giảng viên trường luật Yale này giải thích rằng bà mong đợi những điều tốt nhất từ các con cũng như điều chính bố mẹ mình – những người di cư từ Trung Quốc sang Mỹ – mong đợi ở bà.

“Họ yêu cầu sự vâng lời hoàn toàn và đã rất nghiêm khắc với tôi và ba cô em gái. Chúng tôi sẽ gặp rắc rối nếu bị điểm A trừ, phải cày toán và piano mỗi ngày, không được ngủ lang, không có bạn trai”, bà Amy viết trên trang mạng cá nhân.

Cuốn sách Mẹ Hổ ngoài việc kể về một số nguyên tắc và hình phạt của bà với các con – như bắt Lulu chơi violin tới 6 tiếng mỗi ngày – cũng nêu lên rằng một cách dạy không phù hợp với mọi đứa trẻ – điều bà rút ra khi cô con gái thứ hai nổi loạn. 

Dù vậy, nhiều người, bao gồm cả một số chưa bao giờ đọc cuốn sách này mà chỉ đọc các chủ đề tranh luận về nó trên báo – đã công kích Amy, buộc tội bà hành hạ con và sẽ khiến những đứa trẻ của mình lớn lên thành những người lớn không bình thường. Trong khi đó, các con bà lại khẳng định điều đó thực sự không đúng.

Hai con gái Lulu và Sophia Chua-Rubenfeld của bà Amy Chua. Ảnh: Facebook.

“Mọi người nói về việc mẹ dọa ném đồ chơi của tôi vào lửa nhưng chuyện hài hước này lại chẳng phải là ký ức đáng nhớ. Tôi nhớ mình có tuổi thơ hạnh phúc. Tôi không hề khiếp sợ mẹ và chưa bao giờ như vậy”, Sophia, cử nhân tốt nghiệp Harvard, bày tỏ.

“Điều tôi biết rõ nhất là bố mẹ luôn ở bên mình, cho dù bất cứ điều gì xảy ra. Họ đã mong đợi nhiều ở tôi nhưng là bởi họ tin rằng tôi có thể làm được những điều kỳ diệu”, cô nói thêm.

Mặc dầu vậy, các cô con gái cũng từng chịu một số khó khăn, đặc biệt sau khi cuốn sách của Amy được xuất bản và tạo nên làn sóng tranh luận mạnh mẽ.

Lulu, hiện là sinh viên năm thứ hai khoa lịch sự nghệ thuật tại Harvard, nhớ lại một sự việc không may xảy ra vào năm đầu đại học của cô: “Tôi đang ở trong thư viện thì một người bạn gọi tới và chỉ cho tôi xem bài giảng sắp tới của cô ấy về chủ đề là tuổi thơ của tôi. Họ còn tổ chức các buổi hội thảo về việc tính cách của tôi đã bị ảnh hưởng thế nào do cách dạy dỗ của mẹ mình – và vị giáo sư chủ trì thậm chí còn chưa gặp tôi bao giờ”, cô kể lại.

Bà Amy Chua (ở giữa) và hai con gái. Ảnh: Film Magic.

Cô cho rằng, nếu vị giáo sư kia từng gặp cô trước đó, ông có thể đã báo cáo rằng, cách dạy con của mẹ Amy không hề ảnh hưởng xấu như nhiều người tưởng. Lulu và Sophia nói rằng gia đình họ rất gần gũi và dù bố mẹ nghiêm khắc nhưng cũng luôn ủng hộ con cái.

Thực tế, họ còn thoải mái hơn một số phụ huynh của các bạn cùng lớp khác khi vẫn dọa nạt con cái. “Vài người còn bảo tôi ‘Điểm của tớ không cao, tớ không dám về nhà vào Lễ Tạ ơn'”, Sophia kể.

Lulu nói rằng kể từ khi cô rời nhà đi học đại học, mẹ cô hầu như không còn quản lý nhiều nữa và nói rằng việc của bà đã hoàn thành. Điều đó có nghĩa là cả hai cô con gái đều thấy tự do hơn khi không còn ở nhà. Khi vào Harvard, Sophia đã có bạn trai, đi tiệc và nhìn chung có nhiều niềm vui, thời gian vui chơi nhiều hơn. Tất nhiên, cô vẫn học hành chăm chỉ, và đạt kết quả cao.

Thực tế, như cô nói, cách dạy dỗ nghiêm khắc đó khiến cô độc lập hơn. “Không người ngoài nào có thể biết gia đình tôi thực sự ra sao. Họ không nghe những tiếng khúc khích sau mỗi câu chuyện cười của chúng tôi. Họ không thấy khi chúng tôi ăn bánh kẹp với cơm rang. Họ không biết chúng tôi có nhiều niềm vui thế nào”, Sophia nói.

Vương Linh (Theo Telegraph)

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

24 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

24 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago