Categories: Tin tức y học

Thận trọng tác dụng phụ toàn thân

Theo quan niệm truyền thống, khi cần làm giảm nhãn áp ở người bệnh tăng nhãn áp hoặc glôcôm góc mở người ta thường hay dùng các thuốc hạ nhãn áp dạng đơn lẻ để điều trị và một trong những thuốc hay được dùng là timolol.

Theo quan niệm truyền thống, khi cần làm giảm nhãn áp ở người bệnh tăng nhãn áp hoặc glôcôm góc mở người ta thường hay dùng các thuốc hạ nhãn áp dạng đơn lẻ để điều trị và một trong những thuốc hay được dùng là timolol. Tuy nhiên, với cách điều trị này nhiều bệnh nhân chưa giảm được áp lực nội nhãn cầu. Chính vì vậy mà ngày nay người ta thường dùng phối hợp thuốc hạ nhãn áp với nhau để điều chỉnh nhãn áp cho bệnh nhân.

Thuốc dạng phối hợp hay được dùng đó là chế phẩm điều trị glôcôm và co đồng tử cùng với thuốc chẹn beta-timolol. Hai thành phần này làm giảm áp lực nội nhãn theo cơ chế tác dụng bổ sung và tác dụng kết hợp dẫn đến giảm áp suất nội nhãn hơn so với khi dùng đơn thuần một trong hai thành phần này. Thường người ta hay kết hợp timolol (là thuốc chẹn thụ thể adrenergic beta1 và beta2 không chọn lọc) với một thuốc là một chất chủ vận thụ thể adrenergic-alpha2 (brimonidine tartrate) như combigan hoặc với một thuốc là một đồng đẳng của prostaglandin F2alpha (travoprost, bimatoprost) như duotrav, ganfort.

Tác dụng của thuốc hạ nhãn áp dạng phối hợp thường xuất hiện nhanh, khoảng 2 giờ sau khi nhỏ mắt, áp lực trong mắt bắt đầu giảm, tác dụng tối đa đạt được khoảng 12 giờ sau khi nhỏ mắt. Tác dụng hạ áp lực nội nhãn đáng kể có thể được duy trì đến hơn 24 giờ.

Đa số phản ứng phụ của thuốc là ở mắt, với mức độ nhẹ và không có phản ứng nào nghiêm trọng, thường găp nhất là sung huyết kết mạc, kích ứng, cảm giác nóng ở mắt… nhưng thuốc có thể gây tác dụng phụ toàn thân. Đó là các phản ứng rất nặng nề về hô hấp và tim, bao gồm cả tử vong do co thắt phế quản ở người bệnh hen, tử vong do suy tim… Do đó không dùng thuốc tra mắt hạ nhãn áp dạng phối hợp trong trường hợp hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản; bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính nghiêm trọng, chậm nhịp xoang, block nhĩ thất độ hai và ba, suy tim có triệu chứng, shock do tim, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú trừ khi thật sự cần thiết.

Một điều cần lưu ý nữa là cách sử dụng của các thuốc nhỏ mắt hạ nhãn áp dạng phối hợp. Bác sĩ hay khuyên bệnh nhân dùng thuốc 1 lần/ngày vào 1 thời điểm nhất định (tốt nhất là vào buổi sáng) để đảm bảo tác dụng hạ nhãn áp tối đa vào thời điểm tăng áp suất nội nhãn sinh lý. Tuy nhiên, nếu cần để phù hợp cho bệnh nhân, có thể xem xét để nhỏ mắt vào buổi tối cũng được. Nếu sử dụng nhiều loại thuốc tra mắt, phải dùng thuốc cách nhau ít nhất từ 5 – 10 phút.

Khi bệnh nhân sử dụng kính áp tròng mềm, trước khi tra thuốc nhỏ mắt hạ nhãn áp dạng phối hợp phải tháo kính áp tròng mềm và đợi 15 phút sau khi nhỏ thuốc mới đeo lại kính.

ThS.DS. Nguyễn Mai Lan

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

7 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago