Trên thực tế, khả năng của những tỷ phú tự lập đóng góp hơn một nửa gia sản nhiều hơn 4 lần so với tỷ phú khác, theo một nghiên cứu được biên soạn bởi Tom Coupe, giáo sư tại trường Kinh tế Kiev ở Ukraina.
Vào đầu năm mới, Coupe đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Shankar Vedantam của tờ báo khoa học NPR, để công bố những phát hiện từ các dữ liệu của mình trong năm 2014 về hoạt động từ thiện của giới siêu giàu.
Tập tài liệu giáo sư phân tích và nghiên cứu được lấy từ The Giving Pledge, một phong trào được phát động bởi Bill Gates và Warren Buffett trong năm 2010. Trong đó, các tỷ phú khuyến khích việc ký vào bản cam kết cho đi phần lớn tài sản của họ cho xã hội.
So sánh danh sách của bản ký kết này với danh sách các tỷ phú từ tạp chí Forbes, Coupe kết luận rằng 85 trong 114 thành viên ký cam kết là đã tự thực hiện, chiếm 6% tổng số tỷ phú trên thế giới “dũng cảm” cho đi hơn một nửa gia sản của mình.
Ông cũng công bố thêm, dù điều này cũng không đáng ngạc nhiên, tỷ phú càng giàu càng tự tin ký bản cam kết “cho tiền”, và các tỷ phú có tài sản đến từ các ngành công nghệ và viễn thông thì có hào phóng gấp đôi so với các ngành khác.
Trong khi, kết quả khác cũng đã được nhiều người đoán được rằng những người giàu có nhờ tự lập làm từ thiện nhiều hơn so với những người ngang hàng khác, cách lý giải có nhiều nguyên do.
Thói quen chi tiêu hợp lý
Lời giải thích cho lý do tại sao các tỷ phú tự thân có trái tim bao dung hơn, có thể là thực tế trong hầu hết các trường hợp, họ có thói quen chi tiêu hợp lý hơn. Xã hội và hoạt động từ thiện luôn là bến cuối của số tiền mà các tỷ phú này muốn chi tiêu đúng với giá trị, vì xét cho cùng họ luôn nhận được nhiều hơn khi cho đi. Đó là một quy luật nhân quả.
Dạy con cái
Ngoài ra, lời giải thích khác là các tỷ phú không muốn các con của mình ngồi trên cả núi tiền vì điều đó sẽ chỉ làm hư chúng. Đây được xem là một lý do không thể thiếu cho động cơ thúc đẩy các tỷ phú làm từ thiện.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình ABC, vị tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates từng chia sẻ, ông không muốn để lại cho con cái quá nhiều tiền vì muốn các con “tự do chọn lựa con đường mình sẽ đi” và không trông chờ vào tài sản thừa kế.
“Tôi nghĩ đứa trẻ nên lớn lên với nhận thức rõ ràng rằng mình phải tự tạo ra con đường của chính mình, tự chọn lấy công việc mình sẽ theo đuổi. Theo tôi, để lại cả đống tiền cho các con là có hại cho chúng chứ chẳng phải có lợi, đặc biệt là nếu bạn bè nhìn vào chúng chỉ thấy một đống tiền, mà bản thân chúng nhìn vào mình cũng có suy nghĩ tương tự” – ông nói.
Michael Bloomberg, tỷ phú xếp thứ 13 thế giới, cha đẻ của hãng tin Bloomberg còn là một nhà từ thiện lớn. Ông luôn giáo dục các con biết chia sẻ bởi “tiền chỉ có giá trị khi chúng được cho đi”.
“Nếu bạn muốn làm điều gì đó cho các con của mình và chứng tỏ bạn yêu chúng, đừng cho các con quá nhiều tiền. Thay vào đó, hãy mang tiền đi làm từ thiện và cho lũ trẻ thấy rằng cho đi luôn là điều hạnh phúc nhất”, Bloomberg cho biết.
Nhưng dù sao, các tỷ phú cũng biết để lại bao nhiêu tiền cho các con là hợp lý trước khi đóng góp gia tài cho xã hội. Như vậy, nên để lại khoản thừa kế bao nhiêu là hợp lý?
Câu trả lời sẽ là, “Nên để lại khoản thừa kế giúp chúng có thể làm những gì mình muốn, chứ đừng để lại cho chúng đến mức chúng không muốn làm gì cả”, Warren Buffett nói.
Họ biết cách kiếm lại số tiền đó
Những tỷ phú tự lập cho đi hầu hết gia sản của mình vì họ đủ tự tin biết cách kiếm lại số tiền đó và do đó ít lo lắng hơn các tỷ phú giàu nhờ thừa kế, khi cho đi tài sản. Lý do này ít ảnh hưởng đến các tỷ phú hơn, nhưng cũng là yếu tố chủ quan nên được công bố.
Tính chủ quan
Hãy thử xem xét rằng, hai nhà sáng lập ra bản cam kết trên (Bill Gates và Warren Buffett) đều là các tỷ phú tự lập nghiệp, vì thế họ có thể dành nhiều thời gian của mình để kêu gọi các tỷ phú tự lập khác, những người đã được truyền một nguồn cảm hứng lớn từ họ. Do đó, có thể bỏ qua những gia đình kếch xù nhờ quyền thừa kế, từ đây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc nghiên cứu.
Tuy nhiên, Coupe và nhóm của ông khẳng định rằng mình đã kiểm soát các yếu tố này, vì thế kết quả từ cuộc nghiên cứu hoàn toàn khách quan và khoa học.
Theo Đình Lộc/Cafebiz/Trí Thức Trẻ
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…