Categories: Tin tức

Sự thật về loài chim kêu người chết, 7 tiếng là nam, 9 tiếng là nữ khiến nhiều người kinh hãi

Nhiều người cho rằng, chim lợn đại diện cho cái chết, mỗi lần xuất hiện chỉ mang lại xui xẻo, nhưng điều này có thực sự chính xác?

7 tiếng là nam, 9 tiếng là nữ 

Các cụ ngày xưa thường quan niệm, chim lợn kêu là có người chết. Có người còn quả quyết rằng, một dạo quanh khu nhà mình có tiếng chim lợn kêu liên tiếp mấy đêm liền. Sau đó, người hàng xóm nhà chị đang khỏe mạnh, trong một lần đi ăn cỗ cưới về lao cả người và xe xuống sông, đến khi phát hiện thì đã mất. Nhiều cái chết cùng với sự trùng hợp này khiến mọi người càng tin rằng, hễ chim lợn xuất hiện là ‘thần chết’ cũng ngay lập tức ghé thăm.

Thậm chí, có người còn cho rằng khi chim lợn kêu 7 tiếng thì sẽ ứng vào nam giới, còn 9 tiếng ứng với nữ giới phải bỏ mạng. Phải chăng chim lợn thực sự là “sứ giả của thần chết”?

Phải chăng chim lợn thực sự là “sứ giả của thần chết”?

Đặc trưng của loài 

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA) thừa nhận: Quan niệm chim lợn kêu là có người chết khá phổ biến ở nhiều địa phương, điều đó không có gì là khó hiểu hay kỳ bí.

Thực tế, khoa học đã chứng minh nhiều loài động vật có khả năng dự báo được thiên tai hoặc biết trước cái chết, chẳng hạn khi tổ kiến được đôn cao sẽ có mưa lớn, chuồn chuồn bay thấp thì mưa, hay chuyện báo chí đưa tin về một con mèo ở Mỹ có thể dự báo chính xác cái chết bằng cách đến bên bệnh nhân đang trong giai đoạn hấp hối cho đến khi người này chết…

Bình thường con người sẽ phát ra một loại sóng điện từ đặc biệt người sắp chết sẽ có một thứ sóng (mùi vị) rất đặc trưng…

Cũng theo ông Khanh, việc chim lợn kêu rồi có người chết có thể là đặc tính của loài này. Bình thường con người sẽ phát ra một loại sóng điện từ đặc biệt người sắp chết sẽ có một thứ sóng (mùi vị) rất đặc trưng mà chỉ một số người hoặc một số loài vật mới nhận ra, trong đó có chim lợn.

Chim lợn có đáng sợ?

Theo TS Ngô Xuân Tường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, ở Việt Nam hiện có 3 loài chim lợn thuộc họ Cú lợn gồm: Cú lợn lưng xám, Cú lợn lưng nâu và Cú lợn rừng. Chúng là những loài định cư, không phổ biến, sống ở những nơi gần người, trên các cây cao rậm rạp hoặc trên các trần nhà, thường làm tổ trong các hốc cây hoặc các hốc ở mái nhà, vùng đồng cỏ rậm. Thức ăn của chúng là chuột, chim nhỏ và thỉnh thoảng còn ăn cả bò sát nhỏ…

Bởi sống gần với người, vậy nên chuyện chim lợn thường kêu ở khu dân cư, trên mái nhà, trong vườn… là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thêm vào đó, chim lợn là loài sống về đêm, tiếng kêu của chúng vang vọng giữa không gian tĩnh mịch dễ gợi cho người ta suy tưởng về những điều kỳ bí chứ thực ra đó chỉ đơn thuần là hoạt động sinh học.

Chim cú báo ơn:

Theo Thethaoxahoi.vn

 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

22 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago