Categories: Sức khoẻ

Phương pháp phòng và chữa lẹo mắt

Lẹo, chắp là những bệnh về mắt thường gặp nhưng nhiều người hay đánh đồng hai bệnh này là một. Thực tế, đây là hai bệnh lý khác nhau, do đó cách phòng, chữa cũng khác.

Nhằm cung cấp thêm thông tin cho độc giả Zing.vn, BS. Hà Như Quỳnh – Trung tâm Mắt Hải Yến – đã có lời giải thích chi tiết.

– Độc giả Hoàng Thu (quận 8, TP HCM): Con tôi thường xuyên bị lẹo mắt. Khi đó, mắt cháu bị sưng húp mí, nhiều khi che hết mắt. Mọi người nói phải đi mổ để lấy nhân của lẹo thì mắt mới hết sưng. Vậy tôi nên đưa cháu đi khám khi mắt đang sưng hay khi mắt đã lành?

– BS. Hà Như Quỳnh: Chắp, lẹo là những bệnh viêm nhiễm thường gặp ở mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng sưng đỏ, phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.

Chắp, lẹo là hai bệnh lý khác nhau.

Chắp là tình trạng viêm mãn tính của tuyến sụn mi (meibomius). Bệnh nhân thấy xuất hiện một cục nhỏ, sờ nắn rõ, không di động theo da, ít khi sưng, đỏ, đau. Khi bị bội nhiễm, cục viêm sẽ có mủ, sưng, đau.

Với tổn thương bé, bệnh nhân có thể không cần can thiệp. Nếu tổn thương lớn hoặc đã bội nhiễm hóa mủ, bệnh nhân cần được rạch tháo mủ và nạo sạch tổ chức viêm.

Lẹo là tổn thương viêm cấp khi tuyến zeiss bị áp xe hóa, nằm ngay ở chân lông mi. Các triệu chứng điển hình của viêm cấp tại chỗ là: sưng, nóng, đỏ, đau và tiến triển nhanh. Người mắc bệnh thường sưng to cả mi mắt, cũng có khi sưng ít.

Lẹo ở sát ngay bờ mi và dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo lên mủ rồi vỡ. Lẹo là loại tổn thương hay tái phát.

Lẹo lên mủ cần được rạch tháo mủ và nạo sạch tổ chức viêm.

Khi mới xuất hiện (chưa tạo mủ), bệnh nhân cần điều trị bảo tồn, tức là dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để khu trú ổ viêm. Lẹo nhỏ có thể tự tiêu hết, không cần chích rạch. Khi đã tạo mủ, khu vực lẹo cần được rạch tháo mủ và nạo sạch tổ chức viêm.

Để phòng ngừa bệnh này, chúng ta cần giữ vệ sinh mắt và bờ mi, nhất là sau khi đi qua những vùng bụi bặm. Nên rửa mi mắt bằng nước muối sinh lý, kết hợp ch­ườm ấm, mát xa mi mắt hàng ngày. Người mắc bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt từ khi mới xuất hiện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không nên tự ý chữa chắp, lẹo bằng cách nặn mủ, đắp lá, tra thuốc không theo hướng dẫn vì dễ làm tổn thương lan rộng, dai dẳng, dễ tái phát và để lại sẹo xấu.

Để hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ mắt phù hợp, báo Tri thức trực tuyến Zing.vn phối hợp với Hệ thống trung tâm Mắt Hải Yến thực hiện chương trình “Tư vấn các bệnh về mắt” trên chuyên mục Sức khỏe.PGS.TS.BS Trần Hải Yến – Bộ môn Mắt, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM, cố vấn cao cấp của Phòng khám Mắt Hải Yến cùng các bác sĩ, chuyên gia sẽ trả lời câu hỏi, thắc mắc của độc giả. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi trực tiếp về địa chỉ emailsuckhoe@zing.vnhoặc fanpage , 0913 666 665 và Trung tâm Mắt Kỹ thuật cao An Sinh, 08 3845 3869 để được tư vấn.

Sơn Trà
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

21 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago