Categories: Tin tức

Những người chiến thắng bệnh tật thành biểu tượng sống thế giới

Cậu bé nửa hộp sọ, em bé Syria chào đời với mảnh đạn trong đầu… trở thành biểu tượng chiến thắng số phận của cả thế giới trong năm 2015.

Medical Daily điểm lại những bệnh nhân ấn tượng nhất trong năm.

Cậu bé nửa hộp sọ

Jaxon Emmett Buell sinh ra bị khiếm khuyết một nửa não và hộp sọ do mắc hội chứng bẩm sinh hiếm gặp Microhydranencephaly. Các bác sĩ tiên lượng cậu bé không sống được lâu, song đến nay Jaxon vẫn đang ngày đêm chiến đấu với số phận. Theo thống kê ở Mỹ cứ khoảng 5.000 trẻ sinh ra mỗi năm thì có một trường hợp mắc hội chứng này, hầu hết đều tử vong ngay sau khi chào đời. Jaxon là một ngoại lệ kỳ diệu, câu chuyện của cậu bé nửa hộp sọ đã trở thành nguồn cảm hứng sống của hàng triệu người.

Ảnh: Medical Daily

Em bé Syria sinh ra với mảnh đạn trên đầu

Đây là một trong những hình ảnh có sức ám ảnh nhất trong năm. Em bé sinh ra với mảnh đạn trên khuôn mặt sau khi mẹ em bị bắt trong một cuộc tấn công tên lửa tại Syria (xem ảnh bé). Mẹ bé bị những mảnh đạn găm vào cơ thể của mình, một số mảnh xuyên thủng tử cung và làm tổn thương thai nhi.

Người mẹ phải trải qua quy trình cấp cứu khẩn để cứu em bé trong bụng. May mắn là bé chào đời khỏe mạnh và các bác sĩ có thể gắp ra các mảnh đạn nằm ngay trên mắt phải của đứa trẻ sơ sinh. Em bé sống sót kỳ diệu và được đặt tên Amel, trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “hy vọng”.

Cô gái bạch tạng

Bệnh bạch tạng là căn bệnh di truyền ảnh hưởng đến khả năng tự sản xuất melanin, quyết định màu tóc, da và mắt. Nhiếp ảnh gia Angelina d’Auguste ghi lại cuộc sống và cảm xúc của những người sống chung với căn bệnh hiếm gặp này trong loạt ảnh mới đây.

Cô gái bạch tạng trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia Angelina d’Auguste.

“Tôi luôn muốn hòa vào đám đông như một người bình thường nhưng trên thực tế chúng tôi trở thành trung tâm của sự chú ý và những ánh mắt tò mò mà chúng tôi không hề mong muốn”, cô gái trẻ mắc chứng bạch tạng trải lòng.

Ca ghép mặt khôi phục cuộc sống người lính cứu hỏa

Cựu nhân viên cứu hỏa được trao trả một phần diện mạo nhờ ca phẫu thuật. Ảnh: Medical Daily.

Cựu nhân viên cứu hỏa Patrick Hardison, 41 tuổi, tại Senatobia, Mississippi, Mỹ, bị bỏng nặng sau khi tham gia chữa cháy năm 2001. Hardison bị hủy hoại gương mặt, mất da đầu, tai, mí mắt, mũi, môi nhưng may mắn là vẫn có khả năng đi lại và sinh hoạt gần như người thường song anh vẫn rất lạc quan. Năm 2015, các bác sĩ tại Bệnh viện NYU Langone ở New York đã thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép mặt quy mô lớn, khôi phục lại một phần cuộc sống của Hardison.

>> Xem thêm Những dấu ấn y tế thế giới 2015

Khánh Ly

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago