Categories: Nuôi dạy trẻ

Những lý do bố mẹ nên ôm con nhiều hơn

Không chỉ giúp trẻ thông minh hơn, những cái ôm còn có thể khiến bầu không khí căng thẳng giữa mẹ – con dịu lại ngay lập tức.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Rachel, một bà mẹ 4 con, chuyên gia về nuôi dạy con tại Mỹ trên trang Amotherfarfromhome:

Khi mẹ Teresa được hỏi lúc nhận giải Nobel rằng “Chúng ta nên làm gì để thúc đẩy hòa bình thế giới”, bà nói “hãy về nhà và yêu thương gia đình bạn”. Trong mạch nguồn đó, dưới đây là 9 lý do bạn nên ôm con. Đó là một cách yêu con dễ dàng mà bạn có thể làm ngay.

Những em bé thật mềm, ấm

Trẻ em, đặc biệt là các em nhỏ, luôn mềm mại, ngọt ngào và cảm giác thật tuyệt khi ôm ấp các bé. Hơn nữa, khi đó, bạn còn có thể thủ thỉ với con “mẹ thích ôm ‘cục bông’ mềm, ấm này nhiều lắm”. Bạn có làm được như vậy với ai khác không?

Khiến con thông minh hơn

Nghiên cứu cho thấy những em bé được bố mẹ thể hiện tình yêu nhiều hơn sẽ có não lớn hơn. Vậy nghĩa là, hành động bạn yêu con sẽ khiến bé thông minh hơn. Bằng cách mang đến cho con tình yêu thương và môi trường an toàn (điều này đòi hỏi nhiều điều hơn là những cái ôm), bạn đã trực tiếp giúp con phát triển tốt hơn.

Ôm con có thể không làm tăng chỉ số thông minh (IQ) của bé nhưng sẽ giúp con tận dụng tối đa khả năng của mình. Và điều đó còn tốt cho con và gia đình tương lai sau này khi con trở thành người lớn.

Ảnh minh họa: Peerta.acf.

Giải phóng các hóa chất có lợi

Sự tiếp xúc cơ thể giải phóng một hóa chất trong não giúp thúc đẩy niềm hạnh phúc và các hoóc môn giảm stress. Âu yếm con sẽ giúp tâm trạng bạn phấn chấn hơn một cách nhanh chóng. Nếu hôm nay bạn vừa gặp chuyện không vui, đang mệt mỏi và nếu con bạn đang cáu giận hay hai mẹ con có chuyện căng thẳng, một cách hay để tạo lại bầu không khí ấm áp trìu mến trong gia đình là ôm con vào lòng.

Trẻ luôn muốn được yêu thương

Bạn có từng thử ôm một người không hề thích được đụng chạm vào cơ thể? Cảm giác khi ấy thật xấu hổ. Những cái ôm chẳng phải là cách truyền tải ngôn ngữ tình yêu của bạn tới người mình yêu thương, muốn gần gũi? Nếu bố mẹ không bao giờ chạm vào con mình, trẻ sẽ cảm thấy thiếu thốn tình cảm. Nếu con bạn thiếu thốn tình cảm, chúng sẽ tìm kiếm điều đó ở nơi khác và chỗ đó có thể chẳng hề an toàn cho trẻ.

Đó là một bài thể dục hay

Mỗi ngày, tôi đốt cháy khoảng 400 calo từ việc trông em bé 18 tháng tuổi của mình. Tôi đuổi theo con, nhấc lên rồi hạ xuống, trêu đùa với con. Việc đó chẳng khác gì tập đấm bốc nhưng ít phải đổ mồ hôi hơn và được thêm nhiều tiếng cười.

Cái ôm truyền tải tình yêu

Trẻ nhỏ không có khả năng nhận biết tình yêu nếu điều đó không được thể hiện trực tiếp. Nếu bạn nhìn vào mắt con, chú ý và mỉm cười với con, âu yếm con, bé sẽ cảm thấy vui vẻ, tự tin. Qua những điều đó, con sẽ cảm thấy được bố mẹ yêu thương. Nếu con có hành động không đúng và bạn vẫn ôm bé vào lòng, trẻ sẽ cảm thấy an toàn khi bên bạn. Nếu bạn vẫn ôm con ngay cả khi bé làm vỡ đồ gì đó giá trị, con biết mình sẽ không gặp điều gì nguy nan khi ở trong mái nhà của bố mẹ. Hóa giải sự tức giận, mong muốn được tha thứ hay hàn gắn đều có thể được thực hiện bằng một cái ôm, và từ đó con trẻ sẽ học được cách giải quyết xung đột. Đó là một cách – trong nhiều cách – khẳng định tình yêu của bạn dành cho con.

Tạo dựng sự gắn bó

Khi chúng ta có một ngày bận rộn, nhà có khách hay bận tâm về công việc, nấu nướng… một cách để gắn kết lại với con cái là cái ôm thật chặt. Cái ôm như lời bạn thổ lộ rằng “Mẹ sẽ dừng mọi thứ lại và chỉ ở bên con”.  Nếu bạn đang có quá nhiều công việc cần làm và con cảm thấy như mình bị “ra rìa”, một cái ôm sẽ nhắc bé rằng “Mặc dù đang tập trung vào những việc khác, mẹ vẫn không quên con đâu”.

Cuối một ngày dài, một cái ôm yêu thương trước khi đi ngủ sẽ như lời thủ thỉ cùng con rằng “Sau tất cả những gì đã nói và làm, mẹ ở đây và dành hết cho con”. Và đôi khi, một cái ôm là cách duy nhất người ta có thể dùng để thể hiện sự nâng niu, trân trọng với người mình yêu thương.

Con trẻ cần được ôm

Mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, cần được âu yếm. Trẻ cần cảm thấy thoải mái. Trẻ cần một nơi an toàn để trú ngụ khi con cảm thấy sợ hãi hay căng thẳng. Thực sự không phải bố mẹ nào cũng thấy việc ôm hay âu yếm con là dễ dàng. Có những người cảm thấy lo ngại sợ vỗ về nhiều quá con sẽ dễ mềm yếu. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại, vì vậy bạn hãy cứ ôm con.

Người lớn cũng cần những cái ôm

Có những ngày, bạn sẽ chẳng muốn ôm con chút nào. Có những lúc, mọi người đều cáu kỉnh hay ốm yếu và chẳng ai còn muốn một cái ôm. Khi tôi bực bội với con và đứng ở bờ vực không giữ nổi bình tĩnh, tôi sẽ ôm con một cái thật chặt. Trong tim mình, tôi tự nhủ: “Con làm mẹ phát điên lên và nếu không ôm con, mẹ sẽ la mắng con mất”. Nhưng tôi nói với con thế này: “Đôi khi mẹ trở nên giận dữ nhưng mẹ vẫn yêu con nhiều lắm”.

Vương Linh

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

23 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

23 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago