Với hầu hết các loại thuốc, nếu dùng đúng cách thì đó là thuốc chữa bệnh, dùng sai cách có thể trở thành độc dược nguy hại khôn lường.
Phối hợp thuốc không đúng cách
Tùy tiện kết hợp các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra phản ứng nguy hiểm. Một ví dụ điển hình là sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm sẽ làm cho nồng độ serotonin tăng nhanh – tác nhân gây kích động, khiến nhiệt độ cơ thể tăng đột biến, nhịp tim cao và thở gấp, có thể gây ra co giật, động kinh.
Tương tự, trong trường hợp phải dùng nhiều loại thuốc để trị bệnh, chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ việc phối hợp chúng trong cùng một thời điểm có gây hại hay không. Nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì cần sắp xếp thời gian, số lần và cách kết hợp sao cho hợp lý. Thông thường, các loại thuốc khác nhau nên được uống cách nhau 1 giờ.
Uống thuốc quá liều gây ngộ độc
Việc dùng thuốc quá liều lượng gồm 2 trường hợp: Dùng quá liều trong 1 lần sử dụng và dùng thuốc trong thời gian quá dài.
Liều dùng của thuốc không phải được ấn định một cách tùy tiện, mà phải trải qua quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm thử tác dụng dược lý để tìm ra. Sử dụng thuốc quá liều trong 1 lần dùng có thể gây ra sốc hoặc ngộ độc thuốc. Uống thuốc quá lâu dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, vi khuẩn đề kháng thuốc.
Nghiền, bẻ nhỏ thuốc tùy tiện
Có nhiều dạng thuốc viên không nên nhai, nghiền hoặc bẻ nhỏ. Việc này phá vỡ cấu trúc, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất, giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra độc tính cho người dùng.
Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể. Nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng ngay lập tức trong một lần, khiến cơ thể không kịp thích nghi và gây rối loạn môi trường trong của cơ thể.
Nằm uống thuốc
Với tư thế nằm, thuốc dễ bị dính vào vách thực quản, không những làm giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Tốt nhất, chúng ta nên ngồi thẳng người khi uống thuốc.
Thêm vào đó, việc vận động cơ thể ngay sau khi dùng thuốc cũng là điều không nên. Thường thuốc sẽ được hấp thụ và phát huy tác dụng sau khi vào cơ thể từ 30 – 60 phút. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Hoạt động thể thao ngay sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, khiến cơ thể mất cân bằng, dễ gây tụt huyết áp, ngất xỉu.
Không dùng nước lọc để uống thuốc
Loại nước tốt nhất để uống cùng với thuốc là nước lọc ấm. Các loại sữa, nước hoa quả, trà, cà phê, rượu,… đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây ngộc đôc tai hại.
Các loại nước ép sẽ gây ức chế men trong quá trình hấp thụ thuốc. Canxi trong sữa làm giảm tác dụng các loại thuốc kháng sinh. Sử dụng rượu khi uống thuốc, nhất là các loại thuốc có hoạt chất acetaminophen sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan, gây nên các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan,…
Nguồn: kenh14.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…