Sức khoẻ

Nguy hiểm khôn lường nếu ăn hàu không đúng cách

Nếu ăn sống hàu bị ươn, nhiễm bệnh sẽ gây viêm ruột, viêm dạ dày, thậm chí là tử vong. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn hàu cần tránh gây nguy hại cho sức khỏe.

Hàu là món ăn giàu chất dinh dưỡng và được yêu thích, tuy nhiên, theo Cục quản lý dược và thực phẩm khuyến cáo, hàu đứng ở vị trí khá cao trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất.

Nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn từ hàu

Hàu sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm.

Trong hàu chứa rất nhiều mầm bệnh. Thứ nhất là vi khuẩn Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Thứ hai là Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.

Các nhà khoa học của trường Đại học Arizona cho biết 100% hàu sống đều có nhiễm khuẩn E.coli.

Ngoài ra, trong hàu sống có hàng loạt các loại vi khuẩn nguy hiểm như Campylobacter gây bệnh nhiễm khuẩn Campybacter (hay còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn huyết), Vibrio gây viêm ruột, ảnh hưởng từ từ và lâu dài đến sức khỏe con người. 9% hàu tươi bị phát hiện nhiễm khuẩn tả.

Lưu ý khi ăn hàu tránh ngộ độc

Trên Infonet, Dược sĩ Lê Kim Phụng cho biết, những người có tì vị yếu, khó tiêu hay bị tiêu chảy, người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên dùng hàu.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện dinh dưỡng quốc gia, cho biết, về cơ sở khoa học, con hàu cũng như các loại hến, sò… đều giàu kẽm, giúp cho chu trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho cả nam giới cũng như phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán. Vì thế, khi sử dụng, tốt nhất là nên nấu chín.

Trong trường hợp muốn ăn hàu sống, để an toàn cho sức khỏe, nên mua hàu biển về, loại bỏ hết hàu chết, hàu ươn (vì loài nhiễm thể rất dễ bị nhiễm độc), và ngâm trong nước mặn, hoặc nước muối để hàu thải hết chất bẩn, rồi hãy ăn (ở chừng mực nhất định).

Khi ăn hàu sống, để không bị đau bụng nên dùng gia vị là mù tạp, tăng khẩu vị cho món ăn, rất hợp với hải sản, giảm độ tanh và nguy cơ đau bụng.

Nhưng do thành phần của mù tạt là tinh dầu ép từ hạt của cây cải bẹ, có vị cay nồng, tính ôn; bản chất mù tạt có tính kích ứng niêm mạc mắt gây chảy nước mắt, gây nóng rát trong vòm họng và kích thích niêm mạc đường mũi.

Vì vậy, không nên dùng nhiều mù tạt ăn với hàu. Đồng thời mù tạt kích thích cả niêm mạc dạ dày nên những người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên ăn.
Mặt khác, trong thịt hàu có chứa hàm lượng cao các khoáng tố, nhất là sắt, kẽm và đồng – nên không lạm dụng, ăn thịt hàu quá nhiều không có lợi cho sức khỏe, thậm chí ngộ độc, gây bệnh.

Dã Quỳ (tổng hợp)

Nguồn: Tinmoi

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago