Categories: Tin tức

Người Venezuela đi viện phải mang theo thuốc men mới được chữa bệnh

Tại Venezuela, bệnh nhân đi khám bệnh phải tự mang theo băng gạc thuốc men nếu không sẽ bị từ chối chữa trị do khủng hoảng kinh tế dẫn đến thiếu điều kiện y tế.

“Chúng tôi như thể đang làm việc tại một đất nước bị chiến tranh tàn phá”, bác sĩ Efraim Vegas nói với tờ El Pais. Ông nói rằng tại Venezuela, bệnh nhân đến khám phải tự mang băng gạc, thuốc men, nếu không sẽ bị từ chối chữa trị. Bệnh viện Coche nơi bác sĩ Vegas công tác chỉ còn vỏn vẹn 4 hộp thuốc cùng 2 hai dung dịch kháng khuẩn.

Bác sĩ Teodoro Pérez từ bệnh viện khác chia sẻ: “Chúng tôi không có khẩu trang, thuốc men hay dụng cụ thử máu, thậm chí thiếu cả ống nghiệm đựng máu. Thuốc kháng sinh rất hạn chế”. Không ít lần Pérez tự lấy tiền lương mua sắm vật tư y tế.

Dianis Salazar chăm sóc con trai Diego khi bé điều trị tại Bệnh viện Merida, Venezuela. Ảnh: Reuters.

Theo Breitbart, bác sĩ ở Venezuela nhận được trung bình 2,2 USD mỗi ngày (khoảng 49.000 đồng). Con số này quá ít ỏi nếu so sánh với các quốc gia phát triển. Tại Mỹ, mức lương của bác sĩ khoảng 207.000-410.000 USD một năm, tương đương 567-1.123 USD một ngày. Tuy vậy, lương 2,2 USD đã được coi là rất tốt bởi thu nhập thường nhật của hầu hết người dân Venezuela không tới 2 USD. 

Các chuyên gia nhận định y tế Venezuela đang gặp phải khủng hoảng nghiêm trọng, gây ra những hậu quả nặng nề, đặc biệt là cho bệnh nhi ung thư. “Tôi đã vào viện 15 ngày và chứng kiến biết bao đứa trẻ ra đi”, người mẹ Lucero Rodriguez có con đang điều trị tại Bệnh viện Caracas nghẹn ngào. 70-80% loại thuốc cần thiết không được chuyển tới các cơ sở y tế trong nhiều tháng khiến bệnh nhân ung thư hoặc HIV gần như vô phương cứu cứu chữa.

Không chỉ thiết bị y tế, hệ thống bệnh viện Venezuela còn thiếu thốn dụng cụ vệ sinh lau dọn. Năm 2015, một cơ sở y tế ghi nhận 17 trẻ sơ sinh chết do nhiễm trùng từ chồn hoang. Bác sĩ giải thích họ không có phương tiện để đuổi thú rừng hay kháng sinh để điều trị cho trẻ bị bệnh. Từ năm 2012 đến 2015, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Venezuela tăng 1.000%, từ 0,02% lên 2,01%. 

Báo cáo cho thấy chính phủ Venezuela nợ các hãng dược phẩm 4 tỷ USD. Đất nước này không thể tự sản xuất thuốc mà nhập tới 60% vật tư y tế. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát tại Venezuela thuộc hàng cao nhất thế giới.

Bệnh nhân nằm ngoài lối đi tại Bệnh viện Merida, Venezuela. Ảnh: Reuters.

Tháng 1 năm nay, người đứng đầu Liên đoàn Dược phẩm Venezuela là Freddy Ceballos tuyên bố “tình trạng nhân đạo khẩn cấp”, đề nghị chính quyền xin viện trợ quốc tế. “Điều này là cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng càng sớm càng tốt”, ông nhấn mạnh. 

Bên cạnh nỗi lo về y tế, quốc gia được mệnh danh “xứ sở sắc đẹp” còn đối mặt với khủng hoảng lương thực. Ước tính 90% dân số Venezuela không đủ tiền mua lượng thực phẩm cần thiết.

Minh Nguyên

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago