Categories: Dinh dưỡng

Người bị rối loạn tiền đình nên điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào?

Rối loạn tiền đình biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng như chóng mắt, ù tai, mất thăng bằng do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần… Mức nguy hại của rối loạn tiền đình là những bệnh nhân thường có bệnh lý đi kèm như thiếu máu não, tăng/giảm huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong…

Nhiều bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình nhận thấy việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày là hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Việc tránh những chất như nicotine và một số loại thuốc cũng giúp giảm bớt các triệu chứng này.

Người bị rối loạn tiền đình nên điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày như sau:

– Uống đủ nước, bổ sung đủ chất lỏng trong chế độ ăn hàng ngày. Nước lọc, sữa, nước trái cây, sinh tố… đều rất tốt cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Nên uống thêm nước nếu tập luyện thể dục thể thao hoặc trong những ngày thời tiết nóng bức để bù lại lượng nước đã mất.

– Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường và muối cao. Những loại thực phẩm chứa đường phức (có trong các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt) tốt hơn so với những loại thực phẩm chứa đường đơn (như đường tinh luyện, mật ong…). Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến của bác sỹ điều trị về lượng muối nên bổ sung hàng ngày.

– Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine. Caffeine là một chất kích thích có thể làm tăng tình trạng ù tai. Ngoài ra, caffeine có tính chất lợi tiểu cũng làm tăng nguy cơ mất nước.

– Hạn chế hoặc ngừng uống rượu: Uống rượu có thể làm thay đổi khối lượng, thành phần và lưu lượng của chất dịch trong tai, nên ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tai.

– Tránh các tác nhân gây đau nửa đầu – bao gồm các loại thực phẩm có chứa acid amin có tên tyramine (như rượu vang đỏ, gan gà, thịt hun khói, sữa chua, chocolate, chuối, trái cây có múi, quả sung, phô mai chín, các loại hạt…)

Phô mai chín, rượu vang đỏ là những loại thực phẩm không tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Ngoài ra, một số chất có thể ảnh hưởng xấu đến tai trong và làm gia tăng các triệu chứng rối loạn tiền đình như:

– Thuốc kháng acid có thể chứa lượng natri đáng kể.

– Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen có thể gây trữ nước và mất cân bằng điện giải.

– Aspirin có thể làm tăng tình trạng ù tai.

– Nicotine có thể làm tăng triệu chứng rối loạn tiền đình do nó làm giảm sự cung cấp máu đến tai trong do sự co thắt mạch máu, nó cũng dẫn đến tình trạng tăng huyết áp ngắn hạn.

Hoài Thương H+ (Theo Vestibular.org)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago