Người bị chấn thương tập yoga tốt không?
Chú ý tập yoga đối với người bị chấn thương
Yoga, hay những môn tập thể thao, dưỡng sinh khác đều có mặt tốt cho sức khỏe, tuy nhiên tùy vào thể tạng, lứa tuổi, bệnh tật mà lựa chọn môn tập, thế tập phù hợp để không gây hại cho sức khỏe.
Cụ thể, những người bị thoái hóa cột sống thì không nên tập các tư thế cúi lưng, xoay người, hay với tay quá mức; ở người thoái hóa khớp gối thì hạn chế các tư thế tập như: ngồi xổm, quỳ gối, xếp bằng chéo hai chân…
Đối với những người đã có bệnh, có triệu chứng đau ở lưng, thoát vị đĩa đệm, cổ, khớp gối, hay người ở tuổi trung niên cần đi khám, kiểm tra trước, để được hướng dẫn cụ thể mức độ tập; với những bài tập nặng, phải thận trọng, tập từ từ; khi tập mà thấy đau thì nên dừng lại.
Việc luyện tập yoga dựa trên 3 yếu tố chính là: luyện thở; thực hành các tư thế (asana); và tập vừa với sức mình, tuyệt đối không tập quá mức. Tập phải có người hướng dẫn đúng, không tùy tiện tập sẽ lợi bất cập hại.
Những biện pháp để tránh chấn thương khi tập yoga
1. Chú ý tìm hiểu kĩ động tác trước khi tập
Tham khảo ý kiến chuyên gia cũng như tìm hiểu kĩ lưỡng về những động tác định tập là điều quan trọng giúp bạn tránh chấn thương khi tập yoga không đáng có. Tuy mang lại hiệu quả cao, những động tác này đòi hỏi độ dẻo dai và dễ dàng mang đến chấn thương cho những người mới tập.
Do vậy, đừng lười nhác bỏ qua những động tác cá nhân căn bản trước khi hướng tới các động tác phức tạp của tập thể.
2. Biết được điểm yếu của mình
Mỗi cá nhân sẽ sở hữu đặc điểm sức khỏe và những vấn đề cơ địa đặc trưng không giống ai. Mercedes Eustergerling, chuyên viên vật lý trị liệu ở Calgary, Canada cho hay, một người bị viêm khớp, chấn thương tại đầu gối đương nhiên không nên tiến hành các bài tập gây áp lực lớn cho khu vực này.
3. Lựa chọn lớp học không quá đông
Theo tiến sĩ Boryski, lựa chọn quy mô lớp học cũng khá quan trọng với người tập yoga, đặc biệt những người mới bắt đầu. Đừng quá tham lam những khóa học rẻ mà quy mô lớp quá lớn, người hướng dẫn sẽ khó theo sát và xử lý những vấn đề phát sinh.
1 giáo viên và 8 học viên là tỉ lệ lý tưởng cho những lớp học dạng này. Đặc biệt, nếu bạn đã có tuổi, hãy gạt ngay những lớp yoga mà tần suất tập luyện cao. Chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nên chấn thương cho bạn.
4. Đừng ngại ngần tìm kiếm sự trợ giúp
Đừng ngại ngần lên tiếng khi gặp thắc mắc hay khó khăn trong những động tác tập luyện. Cố gắng chịu đựng cơn đau và hi vọng chúng sẽ không còn vào lần tập sau là điều không nên bởi rất có thể bạn đã thực hiện sai động tác.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…