Cây ngải cứu còn có tên là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp. Ngoài ra, rất nhiều đồng bào dân tộc ở nước ta cũng biết sử dụng loại cây này để chữa bệnh trong cuộc sống khi chưa tiếp xúc với y học hiện đại, chính vì thế loài cây này còn được bà con gọi với những tên như: nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (tiếng H'mông), cỏ linh li (tiếng Thái).
Theo khoa học, cây ngải cứu được gọi là Artemisia Vulgaris, một loài thực vật thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây ngải cứu đặc trưng bởi mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc dùng tươi, sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh.
– Tốt cho phụ nữ: Ngải cứu có lợi trong việc điều hòa kinh nguyệt và lợi tiểu, làm giảm chướng bụng khi ở chu kỳ kinh nguyệt. Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ, ra đều và hạn chế các cơn đau.
– Chữa lành vết thương ngoài da: Những loại dầu chiết xuất từ ngải cứu được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau. Ngoài ra, tinh dầu này còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn. Dầu chiết xuất từ ngải cứu có thể gây mê toàn thân và sử dụng để làm thuốc giảm đau viêm khớp, đau lưng hay thấp khớp và dây thần kinh. Tuy nhiên, trong cuộc sống, ngải cứu được sử dụng phổ biến để sơ cứu vết thương bằng cách lấy lá ngải cứu tươi giã nát với muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.
– Chữa đau đầu, lưu thông máu và tốt cho trí nhớ: Ngải cứu có chứa một chất gọi là absinthin. Absinthin được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng. Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.
Ngải cứu không còn xa lạ trong dân gian vàcó rất nhiều công dụng chữa bệnh (Ảnh minh họa).
-Tăng cường hệ thống miễn dịch: Ngải cứu có đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng. Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.
–Rất tốt cho hệ tiêu hóa: Ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngải cứu hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi và khí đốt, tăng cường sự thèm ăn. Ngoài ra, ăn ngải cứu thường xuyên là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.
– Tác dụng dưỡng da thần kỳ từ ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp da không bị khô ráp, nứt nẻ. Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch cho nước đun thật nhừ, vắt lấy nước và để vào tủ lạnh dùng dần trong mấy ngày. Sau khi rửa mặt các bạn có thể dùng miếng bông gòn thấm nước ngải cứu xoa lên mặt thật kỹ rồi để khô và rửa mặt lại với nước mát. Ngoài ra, chúng ta có thể uống nước rau ngải cứu bằng cách ngắt lấy thân và lá.
-Giảm mỡ bụng với rau ngải cứu: Trong lá ngải cứu có chứa những chất giúp phân giải chất béo rất tốt, giảm cholesterol xấu ra khỏi cơ thể nhanh. Tinh dầu từ ngải cứu đem lại tinh thần tỉnh táo, giúp giảm stress, kích thích đổ mồ hôi nhanh, hỗ trợ giảm béo hiệu quả.
Một số bài thuốc kết hợp từ ngải cứu
-Trị mụn, mẩn ngứa: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
-Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt: Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.
-Lưu thông máu lên não : Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.
– Điều trị cơ thể suy nhược, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng : Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
– Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Hoặc, nấu lá ngải cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.
-Trị mụn trứng cá: Lá ngải cứu tươi rửa sạch giã nát, đắp lên mặt khoảng 20 phút sau đó rửa sạch mặt bằng nước mát, ngày làm 1 lần. Đây là phương pháp giúp tẩy lớp tế bào chết từ mụn trứng cá, làm mềm vùng da bị sần sùi do trứng cá để lại, giúp huyết mạch lưu thông và làm dịu vết thương.
-Trị sẹo do mụn trứng cá gây ra: Lấy một ít tinh dầu ngải cứu pha loãng bôi lên da trị sẹo, nó sẽ giúp tuần hoàn máu dưới da lưu thông dễ dàng, các tế bào da nhanh chóng được tái tạo do đó sẹo mụn sẽ dần dần biến mất.
Trứng gà ngải cứu là món ăn ngon dễ làm
– Chữa đi lỵ ra máu, thân nhiệt nóng, viêm xoang mũi, chảy máu cam, phụ nữ bị sản hậu, băng huyết: Dùng 200gr lá thuốc cứu sao vàng, nấu trong 250ml nước còn 100ml. Chia làm 2 phần, uống trong ngày. Có thể tán nhuyễn, hãm 50ml nước sôi với 10gr thuốc cứu bột, uống mỗi lúc khát, liên tục 2 ngày.
– Trị đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương chân tay, các đốt xương cột sống, đau đầu hoa mắt, ghẻ lở do nghiện rượu, ngộ độc rượu lạ: Dùng 300gr thuốc cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Liên tục 1-2 tuần.
Gà tần lá ngải
– Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
– Trứng gà tráng ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
– Gà tần ngải cứu: một con gà đen ninh với lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
– Cháo ngải cứu: Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng.
Lazy
(Theo Congluan)
Trích nguồn từ emdep.vn
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…