Categories: Tin tức thời sự

Mũi sẽ ra sao sau khi tháo sụn?

Nâng mũi là hình thức thẩm mỹ có tỷ lệ hỏng và phải sửa lại nhiều nhất.

Dưới đây là bài chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc (tu nghiệp tại Thái Lan, nguyên giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch,TP.HCM) về những trường hợp phải tháo sụn nâng mũi:

Một chiếc mũi đẹp phải hài hòa với khuôn mặt. Chiều ngang của mũi bằng 1/5, dài 1/3 khuôn mặt, lỗ mũi hình hạt chanh, mũi và môi tạo góc 92 độ theo tiêu chuẩn thế giới. Bên cạnh đó, phần sống mũi nên có dáng s-line, đều, thanh tú, không quá cao để phù hợp với người Á Đông.

Nâng mũi là hình thức phẫu thuật thẩm mỹ có tỷ lệ hỏng và sửa lại nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là nâng quá cao, quá dài so với cấu trúc mũi của người Đông Á, dẫn đến tình trạng lệch sống, vẹo đầu, bóng đỏ, lộ sống.

Sau khi nâng mũi, nếu khách hàng muốn tháo sụn chỉ cần thực hiện tiểu phẫu đơn giản, không nguy hiểm, mũi sẽ trở về trạng thái bình thường, sẹo mổ kín.

Tuy nhiên, nếu vùng này bị bao xơ, sẹo, kỹ thuật tháo bỏ sụn sẽ phức tạp hơn, cần thực hiện đúng kỹ thuật và cẩn thận để tránh tổn thương tới cấu trúc mũi. Bệnh nhân sẽ mất khoảng 7-10 ngày để phục hồi.

Tân Hoa hậu Đại Dương 2017 cho biết cô từng phẫu thuật nâng mũi và tháo sụn để tham gia cuộc thi này. Ảnh: Bá Ngọc.

Những trường hợp phải tháo sụn sau khi nâng mũi:

– Sụn dị ứng với cơ thể: Trường hợp này có tỷ lệ rất hiếm, biểu hiện khi dị ứng thường sưng đỏ, ngứa, bao xơ co rút, xoắn làm biến dạng, lệch mũi phải tháo ra sớm.

– Nâng quá cao hoặc quá dài không đạt tính thẩm mỹ, gây lộ sống, mỏng da, sụn đè vào đầu mũi làm méo sụn cánh mũi. Ngoài ra, phần da nơi đầu mũi mỏng cũng làm tăng nguy cơ thủng đầu mũi.

– Khi mũi có các biểu hiện sưng đỏ lâu ngày, hoại tử,… bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại. Đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng phải tháo sụn.

Mũi đẹp có chiều ngang của mũi bằng 1/5, dài 1/3 khuôn mặt, lỗ mũi hình hạt chanh, mũi và môi tạo góc 92 độ theo tiêu chuẩn thế giới.  Ảnh: Pinterest.

Trước khi quyết định nâng mũi, bạn cần thỏa thuận kỹ với bác sĩ về dáng mũi, tránh ảo tưởng có thể làm mũi đẹp như người mẫu.

Bạn không nên thực hiện phương pháp thẩm mỹ này khi đang bị nhiễm trùng, biến dạng do tai nạn, không có khả năng nâng mũi. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, máu khó đông, suy giảm miễn dịch,… cũng cần tư vấn kỹ lưỡng trước khi quyết định nâng mũi.

Phẫu thuật thẩm mỹ là để cải thiện cơ thể, nên tránh suy nghĩ tìm chúng để có vẻ đẹp hoàn hảo, vì đó là điều là không thể. Vì vậy, khách hàng cần đặt yếu tố an toàn và hài hòa lên hàng đầu.

 

Bác sĩ Phương Ngọc
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Bệnh thoái hóa khớp nguyên nhân và giải pháp

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, hư hại theo thời…

2 days ago

6 loại hình thể thao tốt cho hệ xương khớp tuổi trung niên

Đối với những người ở độ tuổi trung niên, việc lựa chọn loại hình thể…

2 days ago

Các căn bệnh thường gặp về xương khớp sau tuổi 50

Ở tuổi 50 sau khi trải qua hai phần ba cuộc đời với nỗi lo…

3 days ago

Chế độ dinh dưỡng luyện tập cho người rối loạn chuyển hoá

Bệnh rối loạn chuyển hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện…

4 days ago

Giải pháp phòng ngừa vô sinh hiệu quả trong xã hội hiện đại

Theo các số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 7,7%…

5 days ago

Bệnh túi thừa: Căn bệnh tiêu hóa ít được biết đến nhưng tiềm ẩn nguy hiểm

Khi nói đến các bệnh về tiêu hóa, chúng ta thường nghĩ ngay đến táo…

6 days ago