Nhìn bàn tiệc của Hoàng đế trong phim, nhiều người không khỏi thèm thuồng. Thế nhưng…
Nhiều cư dân mạng vô tư bình luận: “Nếu làm diễn viên mà đóng cảnh ăn uống, cho tôi quay lại cả chục lần cũng được”. Nhưng những bí mật của mâm đồ ăn trong phim dưới đây nhất định sẽ khiến không ít người phải suy nghĩ lại.
Chắc không ai không biết đến nhân sâm trong Tây Du Kí năm nào. Tổ đạo cụ bật mí thực ra nhân sâm này là do nhân viên đạo cụ khắc trên khoai lang rồi tô màu vào chứ cũng chẳng ngon lành gì.
Nhìn bàn tiệc thế này, khán giả không ít người phải xuýt xoa vì thèm. Nhưng nhân viên đạo cụ lại một lần nữa khiến mọi người vỡ mộng: “Thật ra phần lớn thịt gà, vịt, bò đều là giả.
Bởi một cảnh quay có khi phải chụp rất lâu, nếu tất cả đều là đồ ăn thật, đặc biệt là nếu phải quay vào mùa hè, chắc chắn chỉ một lát là đầy ruồi nhặng hoặc màu sắc biến đổi.”
Đôi lúc cũng sẽ có một vài món ăn là thật. Trên bàn ăn thật giả lẫn lộn nhiều khi đến chính diễn viên cũng nhầm lẫn.
Mâm cơm Hoàng gia trông thì bắt mắt đấy nhưng coi bộ không dễ xơi…
Nữ diễn viên Thái Thiếu Phân chia sẻ chuyện hậu trường của Hậu Cung Chân Hoàn Truyện, có một cảnh hoàng hậu gắp đồ ăn cho Ung Chính (Trần Kiến Bân). Vì không biết là đồ giả, Trần Kiến Bân cứ nhai mãi đồ ăn mà không được, cuối cùng hóa ra đó là miếng thịt giả làm bằng cao su.
Nhiều khán giả lại thắc mắc: “Đồ ăn giả thì đương nhiên không ăn được rồi, vậy nếu chuẩn bị đồ ăn thật thì sao? Hẳn là phải được ăn chứ”. Chuyện đời nào dễ ăn như vậy!
1. Đồ ăn chỉ mang tính chất minh họa
Ví dụ trong bộ phim chính kịch nổi bật nhất 2017 Danh Nghĩa Nhân Dân, khán giả thấy Hầu Dũng ăn mì tương đen cũng thấy thèm.
Tuy nhiên diễn viên này dở khóc dở cười cho hay, khi quay cảnh đó anh đã ăn được 5, 6 bát mì nhưng đều là “có tiếng mà… không có miếng”. Trong bát chẳng có gì ngoài sợi mì chan nước sôi nhưng vẫn phải tỏ vẻ ăn ngấu nghiến.
2. Có đồ mà không thể ăn
Có thể nhìn rất rõ Trịnh Sảng trong “Nhất Tiểu Khuynh Thành” hầu như không ăn.
Vương Khải trong “Kẻ Ngụy Trang” cũng chỉ nhấp môi chứ không uống thật.
Lý giải điều này, ê kíp làm phim cho hay: “Đạo cụ thật chuẩn bị có hạn, lại không biết phải quay lại bao nhiêu lần, nếu ăn thật nhỡ hết đạo cụ hoặc diễn viên ăn quá no đều rất bất tiện”.
Đặc biệt, có những trường hợp tận dụng cả cơm hộp nhân viên như trong phim Tân Thần Điêu Đại Hiệp. Đó là cảnh Tiểu Long Nữ ngồi trong quán cơm vẻ mặt thương tâm trong khi mọi người xung quanh thì ăn uống.
Đồ ăn trên bàn của các diễn viên quần chúng đều là tận dụng từ hộp cơm của nhân viên trong đoàn nên không thể tùy tiện ăn. Chưa kể, khổ nhất có lẽ chính là khi được dùng đồ ăn thật mà “đồ ăn đến miệng còn phải nhả ra”.
Ông Chu, nhân viên của phim trường Hoành Điếm cho hay: “Có những khi dùng đồ ăn thật, nhưng diễn viên không dám nuốt đồ xuống bụng vì nếu thiếu đồ ăn trên đĩa quay sẽ không đẹp. Vì vậy diễn viên bỏ đồ ăn vào miệng rồi, nếu quay hỏng thì lại phải nhè ra quay lại”.
3. Dù được ăn cũng không hạnh phúc gì
Tôn sư phụ – một người phụ trách các đạo cụ sinh hoạt trong đoàn phim cho hay: “Đạo cụ luôn phải chuẩn bị sẵn sàng trước khi quay phim thì mới không loạn. Ví dụ trong cảnh phim này diễn viên phải ăn thịt kho tàu, sashimi…thì trước đó từ sáng tôi đã phải chuẩn bị đầy đủ.
Vấn đề phát sinh từ đây, nếu buổi sáng đã chuẩn bị sashimi mà buổi tối mới có thể quay, thì rất có thể chất lượng đồ ăn không đảm bảo. Thế nhưng diễn viên cũng không thể vì thế mà không diễn, bắt buộc dù ghét cũng phải ăn!”
Lưu Đức Hoa chính là một trong những nạn nhân của đạo cụ hỏng. Trong quá trình quay phim điện ảnh Thám Tử Mù, nam diễn viên đã phải ăn chân gà thiu. Chân gà được mua từ 10 giờ sáng cùng ngày, đến 5 giờ chiều bắt đầu quay thì chân gà đã có mùi.
Nỗi lòng Ảnh đế: “Hóa ra miếng ăn cũng là… miếng nhục!”
Nam thiên vương Hồng Kông ngậm ngùi nói: “Tôi dùng ánh mắt ai oán nhìn đạo diễn nhưng đạo diễn vẫn bắt ăn. Cho nên tôi chỉ có thể ăn, mà còn phải diễn sao cho ăn thật ngon. Tuy nhiên cảnh này tôi phải quay tận 3 tiếng mới xong. Vì vậy cho đến tận giờ chỉ cần nhắc đến chân gà là tôi đã muốn nôn rồi”.
Video: Cao thủ Ấn Độ ăn trộm ở siêu thị
Theo Khám Phá
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…