Chứng trạng: Chi bị bệnh lạnh, căng chướng, tê bì, đau cách hồi, đau nhiều về đêm, sắc da đỏ tối hoặc đỏ tía hoặc xanh tía, chất lưỡi tía, có điểm hoặc mảng huyết ứ, mạch trần tế hoặc trầm sáp.
Thể huyết ứ
Bài 1: hồng hoa 30g đem ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml. Công dụng: ôn kinh hoạt huyết, chỉ thống.
Bài 2: xuyên khung 6g và hoàng kỳ 15g đem sắc lấy nước rồi ninh với 50g gạo nếp thành cháo, ăn trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống.
Bài 3: thịt dê 200g, hồng hoa 10g, gạo nếp 250g. Thịt dê thái miếng, ướp với gia vị rồi đem ninh với hồng hoa và gạo nếp thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: ôn kinh hoạt lạc, khứ ứ chỉ thống.
Thể nhiệt độc
Chứng trạng: Các ngón chân hoặc tay bị bệnh tía xám hoặc hoại tử khô đen, đau như bị thiêu đốt, đau kịch liệt về đêm, có thể bị sốt, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác.
Bài 1: đan sâm 10g, kim ngân hoa 10g, hoàng bá 10g, trà xanh 20g, tất cả đem sắc trong 20 phút lấy nước uống thay trà trong ngày. Công dụng: giải độc thông lạc, hoạt huyết chỉ thống.
Bài 2: sinh mã xỉ hiện (rau sam tươi) 250g, huyền sâm 10g, cam thảo sống 10g, dầu vừng 10g, dấm chua 10g, gạo tẻ 60g. Đem huyền sâm và cam thảo sắc trong 20 phút, bỏ bã lấy nước rồi ninh với gạo thành cháo, sau đó cho mã xỉ hiện thái nhỏ đun thêm vài phút nữa là được, cho dầu, dấm và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm trừ ứ.
Bài 3: hồng hoa 5g, xuyên khung 5g, măng tươi 200g. Đem xuyên khung sắc trong 10 phút, bỏ bã lấy nước, cho tiếp hồng hoa vào đun trong 10 phút, bỏ măng tươi đã thái chỉ vào đun chín là được, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn. Công dụng: hoạt huyết thông lạc, khứ mủ chỉ thống.
Thể khí huyết lưỡng hư
Chứng trạng: Thể chất gầy mòn, tinh thần mệt mỏi, thần sắc nhợt nhạt, hay chóng mặt, hồi hộp, sọ lạnh, dễ vã mồ hôi, da khô bong vẩy, móng chân khô dày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng loãng, cơ nhục teo nhẽo, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực.
Bài 1: đậu tương 1 bát, gạo tẻ 90g, đường đỏ 50g. Đậu tương ngâm bỏ vỏ đem nấu với gạo thành cháo rồi cho thêm đường đỏ, ăn trong ngày. Công dụng: ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết.
Bài 2: thịt dê 50g, gừng tươi 10g, đậu phụ 250g. Thịt dê thái miếng, ướp gừng tươi thái chỉ ninh nhừ, cho đậu phụ vào đun sôi vài dạo là được, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn trung bổ hư, điều hòa khí cơ.
Bài 3: thịt lừa 250g, đương quy 30g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: bổ khí, dưỡng huyết, hoạt huyết.
Bài 4: thịt dê 1.000g thái quân cờ đem hầm với hoàng kỳ 50g, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết.
Thể thận hư
Chứng trạng: Tinh thần mỏi mệt, sắc mặt nhợt sạm kém tươi, miệng nhạt không khát, đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, nửa người trên thì nóng, nửa người dưới thì lạnh, cơ bắp mềm nhẽo, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng.
Bài 1: phụ tử chế 8g, quế nhục 15g, gà mái 1 con (vừa). Gà làm thịt, bỏ nội tạng, cho phụ tử chế, quế nhục, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ vào trong bụng gà rồi đem hầm nhừ, ăn nóng. Công dụng: ôn thận tráng dương, thông kinh mạch, dùng cho thể thận dương hư.
Bài 2: ba ba 500g, sinh địa 20g, đại táo 30g. Ba ba làm thịt, bỏ nội tạng, cho sinh địa, đại táo và gia vị vừa đủ vào trong rồi đem hấp cách thủy. Công dụng: tư âm thanh nhiệt, dùng cho thể thận âm hư.
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…