Qua một cuộc khảo sát với những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh dành cho các nhà hàng tại Mỹ, chỉ có 34% người nội trợ được điểm A, 52% điểm B và C, 14% người hoàn toàn không đạt chuẩn.
Những điều cơ bản nhất để giữ vệ sinh thực phẩm là để rau và thịt riêng, rửa tay thường xuyên. Nhưng lỗi mà nhiều người mắc phải nhất là không để thức ăn thừa vào tủ lạnh đúng thời gian, tủ lạnh không để đúng nhiệt độ cần thiết, không cởi đồ trang sức và cắt móng tay khi nấu ăn.
Những nguyên tắc để giữ vệ sinh
1. Cắt móng tay: Dù bạn đã rửa tay sạch, móng tay quá dài không cắt tỉa có thể truyền vi khuẩn. Và bạn nên cởi đồ trang sức trên tay khi nấu ăn.
2. Thay miếng rửa chén: Miếng rửa chén, giẻ lau bếp chứa rất nhiều vi khuẩn. Bạn nên giặt rửa nó hằng ngày bằng cách nhúng vào nước sôi trong vòng 5-10 phút hoặc dùng các loại khăn lau dùng một lần để thay thế mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng vải tái chế và giặt hằng ngày bằng nước nóng.
3. Lau rửa tủ: 26% người được hỏi nói rằng họ không lau tủ chứa và bụi trong lẫn ngoài tủ sẽ đem vi khuẩn tới cho mọi đồ dùng.
4. Lau bếp: Bếp, cả bàn bếp nên được lau, khử trùng trước khi nấu nướng.
Để có bữa ăn an toàn, cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tránh nhiễm khuẩn chéo thực phẩm. Ảnh minh họa. |
Quy tắc để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn
1. Khi mua hàng: Giữ thịt sống tránh xa khỏi các thực phẩm đã chế biến có thể ăn ngay và các loại rau.
2. Trong tủ lạnh: Để thịt sống dưới tất cả loại thực phẩm khác.
3. Khi dùng thớt: Nên dùng riêng thớt cho thịt và các thực phẩm khác.
4. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các loại chén dĩa, muỗng đũa trong lúc chế biến, không nên dùng loại đã chạm vào thịt sống tiếp tục chế biến các món ăn khác mà chưa rửa sạch.
Nhiệt kế dùng trong nấu nướng được rất ít người nội trợ sử dụng nhưng chúng rất cần thiết để chắc chắn độ an toàn của các món ăn. Ngoài ra, lỗi lầm lớn thường gặp nhất là cách lưu trữ thức ăn thừa. Một số loại vi khuẩn có thể nhân lên gấp đôi sau 20 phút, khi thực phẩm ở trong nhiệt độ 4-60 độ C. Và bạn cũng cần giữ tốt tủ lạnh để thực phẩm không bị hỏng.
64% người không làm theo tiêu chuẩn “Sau khi nấu một phần lớn thức ăn để ăn trong thời gian dài sau đó, cần nhanh chóng làm nguội nó và chia ra từng phần nhỏ, để vào trong hộp kín và cho vào nơi giữ lạnh”. Thức ăn thừa nên được đậy kín và cho vào tủ lạnh trong khoảng hai giờ sau khi nấu và chỉ nên ăn trong vòng bốn ngày, hoặc để ngăn đông và ăn trong vòng 2-3 tháng.
36% người không có nhiệt kế trong tủ lạnh. Nhưng bạn nên có một cái dùng riêng và nhiệt độ đúng nhất trong tủ lạnh là nhiệt độ của một ly nước để ở ngăn giữa, sau một đêm. Nhiệt độ này nên ở khoảng 4 độ C để vừa giữ lạnh cho thực phẩm vừa tiết kiệm điện.
32% người nhồi nhét quá nhiều thứ vào tủ lạnh. Nhưng bạn nên để tủ lạnh có khoảng trống để không khí được lưu chuyển tốt hơn.
Theo Lan Thảo/Báo Pháp Luật TP HCM
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…