Categories: Sức khoẻ

Món ăn, bài thuốc dành cho người hay ngủ mê

Những người đêm ngủ hay mê theo đông y là “tâm tàng thần, chủ thần chí” nên xảy ra hiện tượng nói sảng.

Như vậy, bệnh chứng có quan hệ tới tạng tâm thuộc phạm trù chính xung do rối loạn nhịp tim hoặc tâm thận bất giao (thủy hỏa vị tế), cần chú ý bồi bổ các loại thuốc có công hiệu bổ huyết, an thần.

Về ăn uống, phải bảo đảm đủ dinh dưỡng nên thức ăn cần phong phú. Thường xuyên ăn thanh đạm bằng các loại rau tươi, hoa quả như rau cải trắng, rau chân vịt, rau cần, bí đao, táo, quýt…

Lưu ý, ăn các thức có tác dụng trị mất ngủ như hạt sen, nhãn, bách hợp, táo nhân, hồ đào, vừng…

Tuy nhiên, chú ý các thức ăn cần phải mềm nhừ, dễ tiêu và không nên ăn trước khi ngủ. Tránh ăn các thức gây kích thích như ớt, hành, hẹ, tỏi, rượu, các thức béo ngậy, xào, rán, nướng…

Sau đây là một số món ăn bài thuốc có công hiệu trị chứng bệnh khi ngủ hay mê, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.

Bài 1: Nhân sâm 4 g, đương quy 16 g, bạch thược 16 g, ngũ vị tử 4 g, táo nhân 20 g, mạch môn đông 20 g, bạch truật 16 g, bối mẫu 6 g, liên tâm 8 g, lạc tiên 20 g. Sắc uống ngày 1 thang (sắc 2-3 lần lấy 3 lần nước cô đặc lại), chia 3 lần uống.

Bài 2: Thục địa 20 g, sơn thù 12 g, nhân sâm 6 g, đương quy 16 g, táo nhân 12 g, bạch giới tử 12 g, mạch môn đông 16 g, nhục quế 2 g, hoàng liên 8 g. Sắc uống ngày 1 thang (sắc 2-3 lần lấy nước cho chung cô đặc lại còn 1,5 bát), chia 3-4 lần uống.

Bài 3: Cùi nhãn 15 g, táo nhân chua 6 g. Sắc uống ngày 1 thang, 1 lần.

Bài 4: Ngọc trúc sâm 20 g, tim lợn 200 g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, một lần uống.

Bài 5: Ngũ vị tử 9 g, bách tử nhân 9 g, phục thần 12 g. Sắc lấy nước bỏ bã và cho vào 30 g mật ong và chia 2 lần uống, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài 6: Hạnh đào nhân 10 g, vừng đen 10 g, bầu dục 60 g. Tất cả cho vào nấu thành dạng súp, cho chút đường đỏ vào ăn khi sắp đi ngủ. Ngày 1 lần.

Bài 7: Hạt sen 15 g, khiếm thực 15 g, thịt lợn nạc 100 g, tất cả cho vào nồi nấu chín, tra đủ gia vị ăn. Cần ăn thường xuyên.

Cùi nhãn, táo nhân cho bài thuốc trị ngủ hay mê.

Theo BS Hoàng Tuấn Linh/Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: zing

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

5 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago