Tiêu hóa

Mối liên quan giữa stress và bệnh dạ dày

Điều đáng lo ngại là tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày do stress có dấu hiệu gia tăng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Theo phân tích và những lý luận đơn thuần, nhiều người cho rằng nguyên nhân đau dạ dày do vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn uống, do vi khuẩn Helicobacter Pylori… Tuy nhiên đau dạ dày còn do nguyên nhân ít ai ngờ đến đó là căng thẳng, lo lắng (stress). Điều đáng lo ngại là tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày do stress có dấu hiệu gia tăng ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người bận rộn và chịu nhiều áp lực về học tập, công việc, mưu sinh… khiến tinh thần luôn căng thẳng, stress. Tình trạng này xảy ra thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn dẫn đến nguy cơ viêm loét dạ dày, đau bụng kéo dài…

Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa ruột và não. Giống như não, ruột chứa đầy các dây thần kinh. Vùng dây thần kinh lớn nhất bên ngoài não có nhiều kết nối thần kinh giống với đường tiêu hóa.

Hormone là những chất hóa học giúp một số bộ phận trong cơ thể hoạt động. Các tuyến thượng thận tạo ra những hormone giúp cơ thể phản ứng chiến – hay – chạy, bao gồm adrenaline, noradrenaline, cortisol. Khi ở mức cao trong một thời gian dài, những hormone này có thể làm suy yếu xương và hệ miễn dịch, gây rối loạn giấc ngủ và mất cơ cũng như các vấn đề về dạ dày, đường ruột.

‎Dù là một sự kiện căng thẳng thần kinh tạm thời hoặc lo lắng và stress kéo dài đều có thể gây ra tổn hại cho hệ tiêu hóa. Hệ quả khi lo lắng, một số hormone và hóa chất do cơ thể tiết ra sẽ đi vào đường tiêu hóa gây cản trở quá trình hoạt động. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm sản xuất kháng thể. Kết quả của sự mất cân bằng hóa học có thể gây ra một số vấn về đường tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa cực kỳ nhạy cảm với tâm trạng của con người. Stress có thể khiến chủ nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, ăn không tiêu, rối loạn chức năng đại tràng… Đặc biệt stress là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như: Hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày thực quản (GERD)…

Dạ dày và ruột thực chất có nhiều tế bào thần kinh hơn toàn bộ cột sống, do đó các bác sĩ coi hệ tiêu hóa là một “bộ não nhỏ”. Một xa lộ các dây thần kinh nối trực tiếp từ não tới hệ tiêu hóa và thông tin được truyền đi hai chiều. Serotonin là một hormone quan trọng kiểm soát tâm trạng con người. Điều đáng chú ý là 95% hormone serotonin này nằm trong hệ tiêu hóa chứ không phải não.

Khi bị stress nặng, não sản sinh ra các hormon làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời sinh ra các steroid và adrenaline phục vụ cho việc chống chọi lại stress. Đôi khi các hormone này ảnh hưởng tới tâm trạng dẫn đến không muốn ăn gì khi bị stress. Một số trường hợp lại kích thích cơn đói dẫn đến cảm giác thèm ăn khi bị stress. Do đó nếu đang mắc các vấn đề về dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…stress có thể làm cho triệu chứng này trở nên xấu đi.

Trên thực tế, hệ thần kinh trung ương của cơ thể kiểm soát quá trình tiêu hóa. Do đó khi quá căng thẳng hệ thần kinh trung ương sẽ ngừng lưu thông máu và gây co cơ, khó tiêu. Ngoài ra, stress còn góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, trào ngược dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng và bệnh Crohn…

Để loại trừ stress, bảo vệ hệ tiêu hóa nói chung, dạ dày nói riêng cần thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực. Loại bỏ những lo âu, oán giận, buồn bã… mà hậu quả là căng thẳng tâm lý. Ngoài ra cần đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin B1, B3 (niacin), B5, B6 và B12, C, E và D, axit folic (trong lá rau xanh), biotin, sắt, magie, mangan, photpho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo và tinh bột. Lưu ý nghỉ ngơi thư giãn và duy trì tập luyện thể dục thể thao 30 phút/ngày. Khi nghi ngờ mắc các bệnh về tiêu hóa cần chủ động đặt lịch khám, test thở hydro tầm soát các bệnh về đường ruột để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Stress, căng thẳng ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Nguyên nhân, cách trị bệnh stress

Chế độ ăn cho người đau dạ dày mạn tính

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago