Sợi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi khiến nhịp tim thai chậm hơn mức bình thường. Nữ hộ sinh đã phát hiện kịp thời thông báo bác sĩ huy động lực lượng mổ bắt con.
Đêm 8/11, sản phụ V.T.T.Đ (22 tuổi, ngụ quận 6, TP.HCM) chuyển dạ được đưa vào Bệnh viện Hùng Vương. Lúc nhập viện, sức khỏe sản phụ bình thường song nữ hộ sinh đo nhịp tim thai thấy nhiều biểu hiện bất thường. Thường nhịp tim trung bình của thai nhi vào khoảng 120-60 lần/phút nhưng kết quả đo được chỉ có 65 lần/phút.
Bé trai bị dây rốn quấn 4 vòng ở cổ đã được bác sĩ kịp thời giải cứu thành công. Ảnh: Phú Mỹ
Sự việc được thông báo với bác sĩ Hồ Viết Thắng – trưởng tua trực. Bác sĩ này quyết định nhấn nút báo động toàn bệnh viện, tiến hành mổ gấp rút để cứu thai nhi.
Đến khoảng 22h cùng ngày, bé trai được sinh mổ thành công với cân nặng 3 kg. Khi chào đời bé trai bị dây rốn quấn 4 vòng ở cổ. Theo bác sĩ, đây là một ca hi hữu bởi thông thường dây rốn chỉ dài khoảng 60 cm nhưng trường hợp này dây rốn dài đến 80 cm.
Đa số trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ chỉ vào khoảng 1-2 vòng nhưng bé trai này bị cuốn 4 vòng, rất hiếm gặp. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhịp tim em bé suy giảm bất thường do bị thiếu máu cung cấp.
Khi vòng dây rốn bị kéo căng vì quấn quanh cổ, lượng oxy cung cấp cho thai nhi bị suy giảm, nhất là vào thời kỳ lúc mẹ chuyển dạ sinh con. Trong trường hợp này, các bác sĩ chỉ có thể cứu thai nhi bằng cách mổ bắt con càng nhanh càng tốt.
Bé trai sau sinh khỏe mạnh, khóc lớn, hồng hào trong niềm hạnh phúc của gia đình. Ảnh: Phú Mỹ
“Thời gian từ lúc rạch nhát dao mổ đầu tiên đến lúc bế được em bé ra ngoài chỉ khoảng 9 phút. Em bé chào đời rất đúng lúc, chỉ cần chậm một phút, mọi việc e rằng không như mong đợi”, bác sĩ Thắng nhớ lại. Hiện, bé trai hồng hào khóc lớn đã cai thở máy sau chỉ vài giờ hỗ trợ.
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Trưởng khoa Sản, cho biết dây rốn quấn cổ là một trong các tai nạn của thai nhi. Theo lý giải của bác sĩ Trang, các trường hợp dây rốn quấn cổ, chân hay cơ thể thai nhi thường xuất hiện vào thời điểm tuần 20 đến tuần 24.
Những vòng dây rốn quấn cổ có thể được phát hiện qua siêu âm và sẽ được tiếp tục theo dõi chặt đến ngày sinh. Không phải bất cứ trường hợp nào dây rốn quấn cổ cũng buộc phải mổ. Khoảng 2/3 các trường hợp dây rốn quấn cổ có thể sinh thường theo ngả âm đạo.
Trước đây, Bệnh viện Hùng Vương cũng ghi nhận một trường hợp dây rốn quấn 5 vòng quanh cổ em bé, chiều dài lên đến 1m.
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…