Khi biết yêu thương và quan tâm tới người khác, bé nhà bạn sẽ được nhận nhiều hơn là mất. Và trên hết, điều này rất tốt cho sự phát triển tính cách của trẻ.
Một trong những bài học quý giá mà bạn dạy con chính là việc tạo cơ hội cho con giúp đỡ những người khác. Chúng ta không thể chỉ bàn luận về cách “phải thế này hoặc thế kia” suông một cách hời hợt.
Các nghiên cứu cho thấy các hoạt động tình nguyện sẽ tạo cho bé phát triển tình cảm với bạn bè xung quanh, trở nên tự tin hơn, cư xử sẽ chín chắn hơn và phát triển khả năng học tập tốt hơn.
Khơi dậy đức tính vị tha ở trẻ không phải chỉ tốt cho sự phát triển tính cách của chúng mà còn có ý nghĩa nhân văn đối với xã hội. Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ dạy trẻ biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh và có ý thức đóng góp vì tập thể.
9 hành động dưới đây là bài học sẽ giúp mẹ dạy con yêu thương một cách tốt nhất:
1. Khơi dậy sự thông cảm
Câu hỏi mà bạn nên thường xuyên hỏi bé là: “Con sẽ cảm thấy thế nào nếu …..?”. Hãy đặt bé vào hoàn cảnh buồn, khó khăn hay cảm xúc vui vẻ của người khác để bé cảm nhận.
2. Thức dậy sớm vào buổi sáng
Bạn có thể đặt chuông đồng hồ báo thức sớm hơn 20 phút để tránh tình trạng cả mẹ và con đều cuống cuồng lên vào buổi sáng. Bạn sẽ có thời gian chuẩn bị các thứ cho con chu đáo hơn cho ngày mới.
Điều này sẽ vô hình tạo cho bé cảm giác về sự quan tâm chu đáo mà mẹ đã dành cho mình, từ đó dần dần hình thành ý thức về điều này cho bé.
3. Dạy trẻ có trách nhiệm
Bạn hãy để bé giúp bạn làm một vài việc lặt vặt trong nhà, bắt đầu từ những “nhiệm vụ” nho nhỏ và để trẻ làm từ từ rồi giao những việc khác lớn hơn, quan trọng hơn khi trẻ đã vào nếp.
4. Để bé thấy rằng những hành động tốt đẹp là điều nên làm
Cho bé thấy những hành động quan tâm người khác là một phần của cuộc sống hàng ngày bằng cách dạy trẻ chào mọi người (kể cả người lạ), bỏ rác vào thùng trong công viên hoặc giúp đỡ người lớn tuổi. Những giây phút đó sẽ tạo nên kỷ niệm đáng nhớ và ý nghĩa cho bé.
5. Nói với trẻ về câu chuyện trong các bài báo
Khi đọc báo, bạn hãy chỉ cho con những câu chuyện thú vị trong đó. Bạn có thể kể cho con về những tấm gương, số phận không may mắn nhưng lại nỗ lực, cống hiến cho xã hội, và những gì họ đã làm thay đổi thế giới. Bé sẽ có suy nghĩ khâm phục và tự nhủ về bản thân phải cố gắng hơn.
6. Bỏ những “mảnh giấy yêu thương” vào túi trẻ
Từ bây giờ, bạn hãy tạo thành thói quen bỏ những mảnh giấy nhỏ vào hộp đựng cơm hay túi áo quần để bé thấy cha mẹ yêu chúng nhiều đến thế nào. Cảm nhận tình yêu thương vô bờ từ cha mẹ sẽ tạo thêm động lực để trẻ tự tin vào bản thân mình hơn.
7. Dạy trẻ cách quản lý tiền bạc
Khi bạn đưa cho bé một số tiền, ví dụ như tiền tiêu vặt chẳng hạn, thì hãy bảo bé chia số tiền đó ra thành 3 phần: 1 phần để dành, 1 phần để tiêu và 1 phần để chia sẻ hoặc đóng góp từ thiện.
8. Tạo cho trẻ thói quen biết ơn
Hàng ngày, bạn hãy nhắc bé viết ra 3 điều khiến chúng cảm thấy hạnh phúc, biết ơn cuộc sống và những người xung quanh.
9. Cho con thấy sự tôn trọng từ bạn
Mỗi lần bé làm điều gì đó tốt, bạn hãy khen ngợi, cảm ơn và để con thấy bạn tôn trọng những hành động đó. Bé sẽ có thêm động lực, tự tin để suy nghĩ tích cực, tiếp tục làm những việc tốt và đưa ra những quyết định trưởng thành hơn.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…