Categories: Thuốc

Mật lợn làm thuốc

Mật lợn có tên thuốc là trư đởm, trong y học cổ truyền mật lợn đã được làm thuốc từ lâu đời. Thuốc có vị đắng, mùi tanh…

Mật lợn có tên thuốc là trư đởm, trong y học cổ truyền mật lợn đã được làm thuốc từ lâu đời. Thuốc có vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, không độc, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, bài tiết mật, sát khuẩn, thông đại tiện, chữa đau bụng, đau dạ dày, ho, ho gà, hen suyễn, viêm đại tràng, vàng da, sỏi mật…

Cao mật lợn kết hợp với nghệ vàng chữa mụn nhọt.

Mật lợn ít được dùng tươi vì rất đắng, khó uống và không để được lâu. Thông thường khi cắt túi mật, hứng nước mật lợn vào bát đã khử khuẩn. Lọc, đun cách thủy, vừa đun vừa khuấy đều đến khi nghiêng bát mà không thấy mật chảy ra là được cao đặc có màu vàng, hơi xanh. Hoặc nhỏ từ từ dung dịch phèn chua bão hòa vào nước mật đến khi kết tủa. Lọc để lấy tủa. Rửa tủa bằng nước cất để loại phèn chua. Đựng tủa trong một đĩa men cho vào tủ sấy ở nhiệt độ dưới 70 độ C. Đến khi khô, để nguội, tán thành bột sẽ được cao khô.

Cao mật lợn khô được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:

Chữa ho gà: Tán mịn cao mật lợn khô với tỷ lệ 20mg cao trộn với 1ml sirô. Ngày uống 3 lần. Trẻ dưới 1 tuổi: mỗi lần 1/2 thìa cà phê; 1-2 tuổi uống 1 thìa cà phê; 3 tuổi 1 thìa rưỡi; hơn 3 tuổi 2 thìa.

Chữa đại tiện táo: Bột cao mật lợn khô, tá dược vừa đủ, hoàn viên. Người lớn ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 0,3-0,6g. Nếu táo bón nhiều dùng ngày đầu 2g ngày, chia 2 lần rồi giảm dần.

Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng: cao mật lợn cô cách thủy, tá dược hoàn viên, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 0,5 – 1g, trước bữa ăn.

Dùng ngoài bôi vào

vết thương

Chữa bỏng: Nước mật lợn để nguyên hoặc cô đặc phối hợp với hoàng bá (Nam dược thần hiệu).

Chữa nhọt độc: Nước mật lợn phối hợp với nghệ vàng hoặc gừng tươi.

Chữa vết thương phần mềm: Cao mật lợn phối hợp với củ hành tươi, tỏi, lá trầu không, lá ớt.

Thông đại tiện: Cao mật đặc với ít giấm đem thụt vào hậu môn.

Chữa vết thương hoại tử: Dịch mật lợn 100ml, gừng 30g, cỏ nhọ nồi 30g, nghệ 30g, rượu (40 độ) 20ml. Gừng, nhọ nồi, nghệ để tươi, giã nát trộn với rượu, vắt lấy nước cốt rồi hòa với dịch mật lợn, nấu sôi nhỏ lửa còn 15ml. Khi dùng tẩm thuốc vào băng gạc, đắp ngày 2-3 lần.

BS. Đặng Văn Nam

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

19 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

19 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago