Theo đánh giá của WHO, đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến tại các quốc gia trên trên thế giới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc nhiều nhất là tuổi trung niên từ 30 đến 45. Để tránh các nguy cơ gây bệnh, người dân cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ. Trường hợp phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, các chuyên gia khuyên sử dụng các loại lá cây từ tự nhiên để mang lại những tác dụng tích cực .
Lá hoàn ngọc
Trong đông y, lá hoàn ngọc là một vị thuốc quý được dùng để chữa đau dạ dày rất hiệu quả, an toàn và dễ dàng.
Phương pháp 1: Dùng 7 – 9 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch rồi nhai trực tiếp. Mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
Phương pháp 2: Dùng 8 – 10g lá hoàn ngọc khô sắc lấy nước uống, 2 – 3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Kiên trì áp dụng bài thuốc này liên tục từ 2-3 tuần bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Lá khôi
Lá khôi tía và lá khôi trắng đều có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày.
Phương pháp 1: Dùng 60-80g lá khôi khô sắc lấy nước uống hằng ngày.
Phương pháp 2: Dùng kết hợp 60g lá khôi + 40g lá bồ công anh + 12g lá khổ sâm + 20 lá cam thảo. Sau đó sắc với 1,5 lít nước thật sôi, ngâm khoảng 20 phút, uống nước này 3 lần/ngày trước bữa ăn 30 phút.
Lá vú sữa
Phương pháp 1: Dùng 10-12g lá vú sữa khô sắc với 1l nước, để lửa nhỏ khoảng 20 phút là được. Uống ngày 2 lần đến khi khỏi bệnh.
Phương pháp 2: Kết hợp lá vú sữa, lá nhọ nồi, cây sở sữa lá nhỏ sao khô rồi đun nước uống 3 lần/ngày sau bữa ăn.
Lá cây xăng sê
Các con số thống kê cho thấy chữa bệnh dạ dày bằng lá cây xăng sê có tác dụng nhanh chóng bởi khả năng diệt vi khuẩn Hp, chữa lành viêm loét dạ dày, hành tá tràng rất công hiệu của loại thảo dược này.
Phương pháp dùng lá tươi: Mỗi lần nhai 4-5 lá với 1 chút muối. Thực hiện 2-3 lần/ngày. Dùng lá khô: Mỗi lần dùng 1 dúm để sắc uống như trà.
Sau một thời gian sử dụng sá xăng sê có tác dụng làm giảm triệu chứng và không cho bệnh phát triển.
Lá trầu không
Lá trầu không được đông y ví như loại lá chữa bách bệnh. Đối với bệnh đau dạ dàu, loại lá này có khả năng cân bằng lượng pH trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, ợ chưa, ợ nóng…
Phương pháp: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi vò nát. Hãm với nước sôi như hãm trà xanh. Sau đó chắt lấy nước này để uống.
Lưu ý: Uống nước lá trầu không hằng ngày vừa có tác dụng giảm triệu chứng tức thời, đồng thời điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả nếu kiên trì lâu dài.
Lá ổi non
Thành phần lá ổi có rất nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn, kháng viêm như: axit maslinic, beta-sitosterol, tanin pyrogalic… là những chất có trong thuốc chữa viêm loét dạ dày, tiểu đường…
Nguyên liệu: 30g lá ổi non, 1 nắm gạo lứt.
Cách thực hiện: Lá ổi rửa sạch, thái nhỏ rồi sao với gạo lứt cho thơm. Cho 500 ml nước vào sắc nhỏ lửa, đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp để nguội, lọ lấy nước và chia thành 2 phần, uống vào lúc đói.
Lưu ý: Có thể thêm đường cho dễ uống. Kiên trì thực hiện sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể.
Lá tía tô
Lá tía tô là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhờ khả năng làm se vết loét, liền sẹo và giảm tiết axit.
Phương pháp: Hãm lá tía tô khô hoặc tươi với nước nóng để uống hằng ngày.
Lá mơ lông
Nguyên liệu: 20-30g lá mơ lông sau đó rửa sạch lá, giã nát, vắt lấy nước uống ngày 1 lần. Đối với người bệnh nặng thì có thể uống ngày 2 lần trước bữa ăn.
Lưu ý: Trong quá trình uống nước lá mơ lông trị bệnh cần tuyệt đối kiêng ăn đồ cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ hay sử dụng các chất kích thích.
Mách bạn: Tổ hợp các loại lá có tác dụng chữa bệnh dạ dày
Bài liên quan: Góc chuyên gia: Tác dụng đa dạng của cây hồng bì
Sưu tầm
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…