Hen suyễn là bệnh cơ năng của phổi. Biểu hiện bằng những cơn khó thở, chủ yếu là khó thở ra do co thắt (Spasme) cơ trơn của phế quản mà nguyên nhân là dị ứng đối với một số chất như bụi nhà, lông thú, phấn hoa… Cũng có khi do chất ăn uống như tôm, cua, cá, trứng. Ngoài ra, thay đổi thời tiết, gió mùa đông bắc lạnh như ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng rất rõ đến cơn hen.
Triệu chứng
Những người bị hen suyễn nặng cảm thấy các triệu chứng của bệnh như ho, thở khò khè và khó thở sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tập thể dục. Vì vậy, họ sẽ không có hứng thú trong việc tham gia luyện tập. Vậy những cách nào giúp bệnh nhân hen suyễn nặng có thể vận động an toàn mà không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe?
Người bị hen suyễn nặng cần chú ý những điều sau khi luyện tập:
Chọn những hoạt động phù hợp
Hoạt động được các bác sĩ khuyến khích cho người bị suyễn nặng là đạp xe, đi bộ việt dã. Lý tưởng nhất là bơi lội.
Khởi động
Trước khi bắt đầu tập luyện, bạn có thể dành 5–10 phút cho việc khởi động và để cơ thể dần thích nghi. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ cường độ ổn định trong suốt lúc tập, tránh việc vận động quá sức.
Tìm ra loại thuốc phù hợp với tình trạng
Có nhiều loại thuốc điều trị hen suyễn như thuốc giãn phế quản giúp đường dẫn khí thông thoáng và làm bạn dễ thở hơn. Thuốc ổn định tế bào có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng co thắt phế quản khi tập luyện quá sức hoặc bộc phát cơn hen trong lúc vận động. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất cho thể trạng của bạn cũng như liều lượng sử dụng để đạt được hiệu quả mong muốn.
Tránh tập luyện khi trời lạnh
Không khí lạnh có thể làm bạn khó thở khi tập luyện nếu bị bệnh suyễn nặng. Vì vậy, khi thời tiết qua hanh khô hoặc lạnh, tạm thời bạn không nên ra ngoài.
Thời gian uống thuốc khi luyện tập
Thuốc hen suyễn có tác dụng kéo dài cần được dùng trước khi tập luyện khoảng từ 30 phút đến 1 giờ. Với những loại thuốc ổn định tế bào, phải mất 15–20 phút thuốc mới phát huy tối đa được tác dụng. Ngoài ra, bạn nên bảo đảm rằng các triệu chứng hen suyễn đều được kiểm soát tốt trong suốt thời gian tập luyện và luôn mang theo thuốc khi tập luyện phòng trường hợp cần sử dụng.
Tránh những nơi khí hậu ô nhiễm
Giống như phấn hoa, không khí ô nhiễm có thể làm cơn hen suyễn bộc phát ở một số người. Tốt nhất, bạn nên tránh tập luyện thể thao ở những nơi giao thông đông đúc hoặc nhiều khói bụi.
Nghỉ ngơi khi sức khỏe không tốt
Nếu bị nhiễm trùng đường hô hấp và cảm thấy không khỏe, việc tập thể dục sẽ rất mệt mỏi. Hãy để cơ thể có thời gian hồi phục và sau đó quay lại chu trình vận động như thường ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên cho những bài tập có tác dụng tăng cường sức khỏe của phổi.
Tập thể dục cũng giúp duy trì tình trạng sức khỏe chung. Bạn càng khỏe mạnh, bệnh suyễn sẽ càng được kiểm soát tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể trang bị cho mình dòng máy xông mũi họng nén khí để có thể sử dụng bất cứ lúc nào và không còn lo lắng khi cơn hen đột nhiên xuất hiện.
Nguồn Hellobacsi
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…