Categories: Sức khoẻ

Làm thế nào để bàn tay, chân chân bớt lạnh khi đông về

Trong y khoa, những người sức khỏe tốt thường có bàn tay ấm áp vào mùa đông, mát vào mùa hè. Do đó, người thường xuyên bị hiện tượng tay chân lạnh vào mùa đông không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt mà còn cho thấy cơ thể chưa được khỏe mạnh. Dưới đây là những giải pháp làm nóng bàn tay, chân hiệu quả.

Theo Đông y, mùa đông chính là mùa của dương khí ẩn vào trong và hạ xuống thấp. Trong khi đó, chân tay được Đông y gọi là tứ chi, phần cách xa nhất của cơ thể tính từ tim, bởi vậy khi dương khí bị ẩn đi thì vùng này sẽ bị lạnh.

Giải pháp

Tăng cường các món ăn có nhiệt cao

Theo các chuyên gia, những món ăn có tính nóng (nhiệt) cao như trà sâm, trà gừng, trà quế, vừng đen, những món ăn có vị ngọt như các loại chè nóng, ăn vào cơ thể sẽ ấm lên, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tay chân cũng từ đó mà giảm nhẹ triệu chứng lạnh cóng.

Bổ sung thực phẩm chứa axit nicotinic (Vitamin B3, PP)

Chất Niacin hay axit nicotinic, Vitamin B3, vitamin PP trong thực phẩm giúp cho hệ thần kinh ổn định và hệ thống tuần hoàn vận hành trơn tru, đồng thời  cải thiện căng thẳng, bệnh tiêu chảy do căng thẳng, viêm da, mở rộng các mạch máu ngoại vi, cải thiện chứng tay chân lạnh.

Chất axit nicotinic phổ biến nhất trong các thực phẩm như gan động vật, trứng, sữa, pho mát, gạo lứt, các sản phẩm mì, hạt vừng, nấm, lạc, đậu xanh, cà phê…

Từ đó các chuyên gia khuyên hãy sử dụng thường xuyên những thực phẩm chưa nhóm vitamin B3, PP khi đông về để bàn tay, chân luôn ấm nóng, cơ thể khỏe mạnh.

Bổ sung vừng, lạc

Hạt vừng và lạc là hai loại thực phẩm giàu vitamin E và một loạt các chất dinh dưỡng khác, có thể giúp cơ thể hấp thu vitamin B, tăng cường khả năng đề kháng của các dây thần kinh, chống lại cái lạnh.

Đặc biệt, vitamin E còn có vai trò làm giãn nở mạch máu, có thể làm tăng khả năng di chuyển của máu tới các chi thuận tiện hơn.

Tập ăn thức ăn có vị cay

Ăn các loại thực phẩm chứa vị cay như hành tây, ớt, hạt tiêu, mù tạt, tỏi, hẹ, cà ri và gia vị khác, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu.

Lời khuyên: Nên kết hợp các loại gia vị này vào các bữa ăn thông thường như bún miến phở…hoặc chút tiêu cho loại canh nào đó phù hợp.

Bổ sung các loại hạt, cà rốt

Những người mắc bệnh tay chân lạnh nên chú ý ăn thêm các thực phẩm có tính nhiệt hàng ngày để cho cơ thể ấm dần lên như các loại hạt vỏ cứng như quả óc chó, hạt vừng, hạt thông…

Ngoài ra có thể lựa chọn các loại thịt như thịt bò, thịt dê, hải sản, gạo nếp, gạo lứt, đậu nành, đậu phụ, đường nâu…Những thực phẩm có tính nhiệt đặc biệt hữu ích khi đông về.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Tùy theo sức khỏe, tuổi tác có thể chọn các hình thức vận động đơn giản như đi bộ nhanh. Lưu ý: Bước từng bước dài về phía trước, hai tay đung đưa, thực hiện trong khoảng 30 phút có thể thúc đẩy khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.

Ngoài ra, có thể leo cầu thang bộ, nhảy tại chỗ 20 phút cho đến khi cơ thể ra chút mồ hôi thì mới có thể làm tăng nhiệt độ nền của cơ thể, giảm triệu chứng chân tay lạnh.

Theo Health/NTDTV

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago