Categories: Mẹ và bé

Làm gì khi mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ?

Tiểu đường là vấn đề lớn đối với phụ nữ đang mang thai. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các mẹ có thể kiểm soát tình trạng bệnh và luôn khỏe mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở phụ nữ đang mang bầu. Bệnh chỉ xuất hiện, tồn tại trong thời gian này và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ chưa khỏi thì bệnh thuộc thể tiểu đường loại 1, loại 2 và cần được điều trị.

Để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai cần chú ý các điều sau:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn dự định mang thai, hãy thay đổi các thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc lá, giảm cân và cần bổ sung vitamin cho cơ thể ngay từ khi bào thai hình thành. Đồng thời, trong thai kỳ, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường. Bởi vấn đề này khiến người mẹ đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai nhi khó thở…

Nếu đã mắc bệnh, thai phụ cần kiểm tra lượng đường trong máu theo thời gian biểu hàng ngày, thậm chí hàng giờ (trước và sau mỗi bữa ăn…), để kiểm soát lượng thức ăn, can thiệp kịp thời khi sự cố xảy ra.

2. Thường xuyên gặp bác sĩ để kiểm tra

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi và tình trạng nội tiết tố của bạn để có thể can thiệp kịp thời nếu sự cố xảy ra.

3. Luôn dự trữ thức ăn

Các chuyên gia khuyên phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén nên có chế độ ăn thích hợp để đảm bảo sức khỏe. Ngay sau khi thức dậy, bạn nên ăn nhẹ để hạn chế buồn nôn do ốm nghén.

Khi nồng độ insulin trong máu quá cao hoặc lượng thức ăn nạp vào không phù hợp với nhu cầu cơ thể, phụ nữ có thai có thể bị hạ đường huyết. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn thức ăn để đối phó với hiện tượng này như bánh kẹo, nước trái cây, sữa…

4. Dừng uống thuốc

Các chuyên gia sản khoa khuyên phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên hạn chế uống thuốc (qua đường miệng). Phương pháp điều trị này có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng. Phụ nữ mang thai nên khám định kỳ đúng hạn và kiểm soát chế độ sinh hoạt để kịp thời phát hiện các triệu chứng. Nếu mắc bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị ổn định và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con.

7 dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không nên bỏ qua

Táo bón, tiểu són hay đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh. Vì vậy, bạn hãy điều trị tận gốc những vấn đề này để bảo vệ sức khỏe.

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

17 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago