Bệnh huyết trắng là gì
Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai bôi trơn trong đời sống sinh lý thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.
Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng.
Triệu chứng của bệnh huyết trắng
Hiện diện các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp
– Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng
– Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh, …
– Cần phải điều trị
– Có thể có triệu chứng ở người giao phối
Nguyên nhân bệnh huyết trắng:
Thức khuya
Thức khuya không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, sa sút tinh thần, trí nhớ kém, khó tập trung… mà còn dễ gây rối loạn nội tiết tố, khiến chị em có nguy cơ mắc các bênh phụ khoa. Thức đêm nhiều cũng làm cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, sức đề kháng giảm, môi trường trong âm đạo bị khô khiến huyết trắng (khí hư) ra nhiều, vùng kín bị ẩm ướt, gây khó chịu, bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
Mặc quần ẩm ướt, bó sát
Tại vùng sinh dục có rất nhiều vi khuẩn, nấm men thường trú. Mặc quần áo ướt hoặc bị ẩm, nhất là quần lót là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển và tăng sinh nhanh chóng. Ngoài ra, với những chị em có sở thích mặc quần áo chật hoặc bó sát khiến mồ hôi ứ đọng gây ẩm ướt cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phải đối mặt với huyết trắng.
Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày
Ngày càng nhiều phụ nữ lựa chọn băng vệ sinh hàng ngày để thay cho các phương pháp vệ sinh truyền thống bởi sự tiện dụng mà nó mang lại. Nhưng trong thực tế nó lại là cách dẫn bệnh lan truyền cho vùng kín. Khi sử dụng quá thường xuyên hoặc dùng băng vệ sinh suốt ngày mà không thay dễ khiến tác dụng “bảo vệ thấm hút khô thoáng” của băng thành nơi lưu giữ vi trùng, vi khuẩn có hại, gây bệnh phụ khoa.
Cách ngừa ngứa vùng kín
– Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
– Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần).
– Vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.
– Không nên dùng xàbông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
– Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa.
– Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…