Categories: Tin tức

Lai Châu: Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), nhưng hiện nay dịch bệnh SXH đang gia tăng tại nhiều tỉnh, thành. Vì vậy, Ngành Y tế Lai Châu đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các Trung tâm y tế huyện, thành phố tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH.

Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Lai Châu tuyên truyền phòng chống bệnh SXH cho người dân

Những ngày này bà con xã Phúc Khoa (huyện Tân Uyên) tăng cường thu dọn vệ dinh, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, triển khai diệt loăng quăng, bọ gậy, giữ gìn môi trường sạch đẹp. Chia sẻ với chúng tôi, chị Lò Thị Pánh, bản Trung tâm, xã Phúc Khoa cho biết: “thời gian gần đây, Đài truyền thanh xã có phát nhiều chương trình phòng, chống dịch bệnh, trong đó có chương trình phòng bệnh bệnh SXH và kêu gọi bà con giữ gìn vệ sinh làng bản, khơi thông cống rãnh, tránh để những nơi đọng nước, nhiều cây cối làm nơi trú ẩn của muỗi. Đồng thời tuyên truyền về nguyên nhân, cách phòng bệnh SXH để bà con làm theo”. Nhờ đó, nhận thức của người dân đã được nâng lên, nhiều gia đình đã chủ động phát quang bụi rậm quanh nhà, không để các lu vại chứa nước bẩn, làm nắp đậy các lu vại chứa nước ăn, khơi thông cống rãnh và những nơi có chứa nhiều nước đọng, tránh để muỗi trú ẩn và đẻ trứng. Nhiều hộ gia đình đã di dười chuống trại nuôi gia súc, gia cầm xa nhà nhằm đảm bảo cảnh quan môi trường sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tỉnh Lai Châu có số học sinh học bán trú khá cao, do vậy công tác phòng, chống dịch bệnh SXH ở các trường học luôn được quan tâm. Ngay từ đầu năm học, cán bộ y tế các địa phương đã phối hợp với các trường học tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, học sinh về bệnh SXH, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh; vệ sinh trường lớp, phát quang bụi rậm quanh trường, loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng, phun thuốc diệt muỗi… đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra… tại các xã Phúc Khoa (huyện Tân Uyên), xã Sơn Bình (huyện Tam Đường) và một số địa phương khác, cán bộ y tế còn đến tận các bản để tuyên truyền hướng dẫn Nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, vận động đảng viên gương mẫu thực hiện vệ sinh đường làng ngõ xóm.

Công tác phòng, chống dịch bệnh SXH luôn được ngành Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành cùng phối hợp với các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, chủ yếu là phòng bệnh. Từ tháng 8, Trung tâm y tế các huyện đã chỉ đạo các Trạm y tế xã cùng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức vệ sinh môi trường thu gom phế thải, tiến hành phun hóa chất diệt muỗi ở các điểm đông dân cư, khu chợ; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ số thuốc vật tư hóa chất sẵn sàng đối phó, bao vây với dịch bệnh khi xảy ra. Trạm y tế là nòng cốt trong việc đôn đốc, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch SXH; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi SXH.

SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh thường gây ra các ổ dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc khiến công tác điều trị gặp khó khăn, có thể dẫn đến tử vong. Đến thời điểm này dịch bệnh SXH đã xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước với gần 50.000 người mắc, trong đó có 17 trường hợp tử vong. Để chủ động phòng chống dịch bệnh SXH, Sở Y tế tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế thuộc đội y tế dự phòng tại các huyện, thành phố; thành lập các đội cơ động phòng chống dịch trực 24/24 giờ, sẵn sàng ứng phó dập dịch khi có dịch xảy ra; Tăng cường công tác giám sát tình hình dịch bệnh SXH, đặc biệt quan tâm đến các trường hợp đến, đi từ vùng đang có dịch, hạn chế lây lan ra cộng đồng.

Bác sỹ Nguyễn Văn Đối – Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết: “Biện pháp phòng dịch bệnh SXH hiệu quả nhất là diệt muỗi, bọ gậy. Thời điểm này, thời tiết nóng ẩm, mưa nhều là điều kiện cho muỗi sinh sản mạnh, thuận lợi cho bệnh SXH bùng phát. Tuy tỉnh Lai Châu chưa xảy ra dịch, nhưng ngành Y tế luôn chủ động, sẵn sàng để ứng phó khi có dịch xảy ra. Ngành Y tế tích cực tuyên truyền, vận động bà con vệ sinh sạch sẽ nơi ở, khơi thông cống rãnh, xóa bỏ các vật dụng chứa nước đọng, tiến hành phun thuốc diệt muỗi. Ngoài ra phối hợp với ngành chức năng, các địa phương tuyên truyền bằng các thứ tiếng dân tộc, kết hợp chiếu vi deo nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền tới bà con vùng sâu, vùng xa. Đồng thời khuyến cáo người dân khi có các dấu hiệu bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị, không tự ý điều trị tại nhà”.

Bài, ảnh: Mai Hoa, t4g Lai Châu

Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago