Categories: Tin tức y học

Kỳ lạ: Bé 7 tuổi hỏng vùng não thị giác nhưng vẫn nhìn rõ mọi vật

Những câu chuyện y học tưởng chỉ xảy ra trong câu chuyện cổ tích vẫn hiện hữu trong cuộc sống. Mới đây, các nhà khoa học phát hiện, một cậu bé 7 tuổi bị hỏng phần vỏ não chịu trách nhiệm thị giác nhưng vẫn nhìn rõ mọi vật. Câu chuyện kích thích sự tò mò của các nhà khoa học.

Theo Daily Mail, phần vỏ não chịu trách nhiệm cho thị giác của cậu bé bắt đầu bị hỏng do một dạng rối loạn chuyển hóa hiếm gặp từ khi em mới 2 tuần tuổi. Tuy nhiên, em vẫn nhìn được, thậm chí thị giác tốt đến mức có thể nhìn rõ các khuôn mặt và chơi bóng đá. Trường hợp hy hữu và trái với các quy luật thông thường này đang được các nhà khoa học tại Đại học Monash (Úc) nghiên cứu.

Theo tài liệu ghi chép, em là người đầu tiên trên thế giới được ghi nhận là vẫn có thể nhìn thấy mà không cần trung tâm xử lý hình ảnh ở não. Tên của em không được tiết lộ mà được đặt là BI.

Các nhà khoa học tin rằng bé BI không bị mù do bộ não của trẻ sơ sinh có khả năng thích ứng và phục hồi tốt hơn rất nhiều so với não người trưởng thành

Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm hiểu và phân tích dù bị mất vùng phụ trách thị giác trên vỏ não nhưng thị giác của cậu bé vẫn tốt như người bình thường. Em có thế nhận dạng được màu sắc, nhìn rõ các khuôn mặt và quan sát linh hoạt khi chơi bóng đá. Vấn đề về mắt em gặp phải chỉ là cận thị.

Thông thường, vùng vỏ não chịu trách nhiệm cho thị giác sẽ nhận và xử lý các xung thần kinh từ mắt, giúp chúng ta nhìn thấy sự vật. Những người bị tổn thương khu vực này thường sẽ bị mù. Do đó trường hợp của BI, các nhà nghiên cứu cho rằng bộ não của trẻ sơ sinh có khả năng thích ứng và phục hồi tốt hơn rất nhiều so với não người lớn. Có thể chính điều này đã giúp cho cậu bé vẫn có thể nhìn thấy.

Những bài kiểm tra thị giác của các nhà khoa học tại Đại học Monash với BI cho thấy sức khỏe thị giác của em rất hoàn hảo. Nhà nghiên cứu Iñaki-Carril Mundiñano của Đại học Monash tiết lộ “Bạn sẽ không thể nghĩ là cậu bé bị mù. BI chạy vòng quanh mà không gặp vấn đề gì, em còn chơi bóng đá và trò chơi điện tử”. Đặc biệt, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy dường như những phần não khác của BI đã phụ trách vai trò của thị giác thay cho vùng não đã bị hỏng trước kia.

Theo Daily Mail, so với những đứa trẻ bình thường, não của BI có nhiều hơn các sợi thần kinh chạy qua hai vùng não phía sau, gần vùng vỏ não phụ trách thị giác so với người bình thường. Bởi vậy yếu tố trên kết hợp với khả năng thích ứng và phục hồi tốt hơn não người trưởng thành đã mang lại sự khác biệt kỳ lạ cho BI.

Theo Daily Mail & Thanhnien.vn

Bác sĩ

Recent Posts

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

1 hour ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago