Categories: Tin tức y học

Kiến ba khoang tấn công nhiều nơi

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thời gian gần đây đã ghi nhận nhiều người bị tổn thương da phải nhập viện điều trị do tiếp xúc với kiến ba khoang, trong đó nhiều nhất là tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng…

Kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ lúa mùa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm.

Kiến ba tấn công cả vào bệnh viện

Những ngày qua, tại các khoa, phòng của Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long và TP Cần Thơ đã xuất hiện kiến ba khoang gây lo ngại cho người bệnh và cả nhân viên y tế. Do đang là mùa mưa, kiến ba khoang nhiều và thường theo ánh đèn bay vào nhà. Khi kiến ba khoang cắn, lượng độc tố chỉ có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát. Tuy nhiên, khi gãi, vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da.

Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận Ninh Kiều phun xịt hóa chất diệt côn trùng ở khu vực phía ngoài bệnh viện, phát loa tuyên truyền trong bệnh viện về cách phòng chống kiến ba khoang, đồng thời tại các khoa phòng tăng cường giám sát vệ sinh, khi thấy kiến ba khoang xuất hiện báo về khoa kiểm soát nhiễm khuẩn để nhân viên đến xử lý ngay.

Ảnh minh họa

Cảnh giác với kiến ba khoang

Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, kiến ba khoang không đốt hay cắn người nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin – một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó…

Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan tỏa. Biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thường xuất hiện ở những vùng da hở như cổ, mặt, lưng, tay, chân. Ban đầu người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 – 12 giờ, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều, 1 – 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này, cảm giác đau, rát càng tăng.

Khi thấy kiến ba khoang bò trên người, người dân không nên đập hoặc chà xát chúng mà nên tìm cách lấy ra khỏi cơ thể. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc, sau đó nên đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, nếu kiến ba khoang xuất hiện nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Ngoài ra, người dân có thể ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào; nên ngủ trong màn; vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà; mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng.

Tổng hợp

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

23 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

24 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago