Categories: K

KEFZOL

Cefazolin Sodium vô khuẩn là kháng sinh nhóm cephalosporin bán tổng hợp dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

ELI LILLY

Bột pha tiêm 1 g: hộp 1 lọ.

THÀNH PHẦN

cho 1 lọ    Cefazolin sodium   1 g (hàm lượng Natri: 48,3 mg)

DƯỢC LỰC

Cefazolin Sodium vô khuẩn là kháng sinh nhóm cephalosporin bán tổng hợp dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Tên hóa học 5-Thia-1-azbicyclo[4,2,0]oct-2-ene-2-carboxylic acid, 3-[(5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2yl)thio]methyl]-8-oxo-7-[[1H-tetrazol-1-yl)acetyl]amino]-muối monosodium (6R-trans). Hàm lượng Natri là 48,3 mg trong 1 g cefazolin sodium. Công thức phân tử C14H14N8O4S3. Trọng lượng phân tử là 476,5. pH của dung dịch đã pha từ 4,5-6.

Các thử nghiệm in vitro cho thấy cephalosporin có tác động diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành tế bào. Cefazolin có hiệu quả trên các vi khuẩn sau cả trên in vitro và trên nhiễm khuẩn lâm sàng:

Staphylococcus aureus (kể cả các chủng tiết men penicillinase), Staphylococcus epidermidis, Staphylococci kháng methicillin (Meti-R) cũng kháng với cefazolin, Streptococcus beta tán huyết nhóm A và các chủng streptococci khác (đa số các chủng Enterococci đều đề kháng), Streptococcus pneumoniae,  Klebsiella sp,  Escherichia coli,  Enterobacter aerogenes,  Proteus mirabilis,  Haemophilus influenzae.

Hầu hết các chủng Proteus Indole dương tính (Proteus vulgaris), Enterobacter cloacae, Morganella morganii, và Providencia rettgeri đều đề kháng. Serratia, Pseudomonas, và Acinetobacter calcoaceticus (trước kia là Mima và Herellea sp) hầu như kháng cefazolin.

Kháng sinh đồ:

Các phương pháp định lượng đòi hỏi cần phải đo đường kính vòng vô khuẩn, phương pháp này cho ph p ước lượng chính xác nhất tính nhạy cảm của vi khuẩn với các kháng sinh. Phương pháp dùng đĩa kháng sinh đã được đề nghị để thử tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với cefazolin.

Với phương pháp này, báo cáo từ phòng thí nghiệm cho kết quả “Nhạy cảm” có ý nghĩa các vi khuẩn gây bệnh sẽ đáp ứng với sự trị liệu. “Đề kháng” có nghĩa vi khuẩn không đáp ứng với sự trị liệu. “Nhạy cảm trung gian” có ý nghĩa các vi khuẩn gây bệnh sẽ nhạy cảm nếu dùng kháng sinh liều cao hoặc nếu nhiễm khuẩn xảy ra ở các mô và dịch (như nước tiểu), những nơi mà nồng độ kháng sinh đạt được ở mức cao.

Đối với các vi khuẩn gram dương phân lập được, khi được thử với đĩa kháng sinh nhóm cephalosporin (30 mg cephalothin) hoặc với đĩa cefazolin (30 mg cefazolin), kết quả vòng vô khuẩn đường kính 18 mm cho biết vi khuẩn nhạy cảm với cefazolin.

Đối với vi khuẩn gram âm, nên thử với đĩa cefazolin (dùng các tiêu chuẩn như đã nêu trên) vì qua thử nghiệm in vitro cho thấy một số chủng Enterobacteriaceae nhạy cảm với cefazolin nhưng lại cho kết quả đề kháng khi thử với đĩa kháng sinh cephalothin. Khi dùng đĩa cephalothin các vi khuẩn gram âm có đường kính vòng vô khuẩn >= 18 mm có thể coi là nhạy cảm với cefazolin. Tuy nhiên, các vi khuẩn cho đường kính vòng vô khuẩn nhỏ hơn 18 mm ở đĩa cephalothin không nhất thiết là đề kháng hoặc nhạy cảm trung gian đối với cefazolin.

Không nên dùng đĩa cefazolin để thử tính nhạy cảm của các cephalosporin khác.

Các phương pháp pha loãng:

Mẫu vi khuẩn phân lập được xem như nhạy cảm nếu nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cefazolin nhỏ hơn hoặc bằng 16 mg/mL. Các vi khuẩn xem như đề kháng nếu MIC lớn hơn hoặc bằng 64 mg/mL.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Dược lý học trên người: Các nghiên cứu về dược lý học lâm sàng cho thấy nồng độ đỉnh trung bình của cefazolin trong huyết thanh ở bệnh nhân nhập viện do nhiễm khuẩn và ở người tình nguyện bình thường tương đương nhau.

Trong một nghiên cứu (ở người bình thường), tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục liều 3,5 mg/kg trong 1 giờ (khoảng 250 mg) và 1,5 mg/kg trong 2 giờ tiếp theo (khoảng 100mg), nồng độ cefazolin trong huyết thanh ổn định ở giờ thứ 3 khoảng 28 mg/ml. Bảng 2 biểu diễn nồng độ trung bình trong huyết thanh sau khi tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 1 g ; thời gian bán hủy trung bình 1,4 giờ.

Trong các nghiên cứu có kiểm soát ở người lớn bình thường sử dụng liều 1 g, 4 lần 1 ngày, trong

10 ngày, không thấy có những sự thay đổi rõ rệt về mặt lâm sàng do cefazolin gây ra thông qua việc giám sát các trị số CBC, SGOT, SGPT, bilirubin, phosphatase kiềm, BUN, creatinine và phân tích nước tiểu.

Cefazolin được thải trừ ở dạng không đổi trong nước tiểu, phần lớn qua sự lọc cầu thận và một phần nhỏ do sự bài tiết ở ống thận. Tiêm bắp liều 500 mg, khoảng 56% đến 89% liều sử dụng được phát hiện trong nước tiểu trong 6 giờ và từ 80% đến gần 100% trong 24 giờ. Với liều tiêm bắp 500 mg và 1 g, cefazolin đạt được nồng độ đỉnh trong nước tiểu cao hơn 1.000 mg/mL và 4.000 mg/mL.

Đối với bệnh nhân có thẩm phân phúc mạc (2 L/giờ), sau 24 giờ nồng độ trung bình trong huyết thanh khoảng 10 mg/mL và 30 mg/mL tương ứng với dung dịch thẩm phân chứa 50 mg/mL và 150 mg/mL. Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết thanh là 29 mg/mL (từ 13 đến 44 mg/mL) với 50 mg/mL (3 bệnh nhân) và 72 mg/mL (từ 26 đến 142 mg/mL) với 150 mg/mL (6 bệnh nhân).

Cefazolin được dung nạp tốt khi sử dụng bằng đường tiêm qua màng bụng.

Khi sử dụng cefazolin cho những bệnh nhân không bị tắc nghẽn đường mật, nồng độ Cefazolin ở mô túi mật và mật cao hơn hẳn nồng độ trong huyết thanh. Tuy nhiên khi ống mật bị tắc nghẽn, nồng độ kháng sinh trong mật thấp hơn đáng kể so với nồng độ trong huyết thanh.

Cefazolin thấm qua màng hoạt dịch bị viêm và nồng độ kháng sinh đạt được ở khớp có thể tương đương với nồng độ trong huyết thanh.

Cefazolin dễ dàng qua hàng rào nhau thai để đi vào dây rốn và dịch ối. Cefazolin có nồng độ rất thấp trong sữa mẹ.

CHỈ ĐỊNH

Cefazolin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm sau:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp do S. pneumoniae, Klebsiella sp, H. influenzae, S. aureus (kể cả các chủng tiết men penicillinase), và các streptococci beta tán huyết nhóm A.

Penicillin G benzathine dạng tiêm được xem là thuốc được chọn lựa để điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn do Streptococcus bao gồm phòng ngừa sốt thấp khớp.

Cefazolin có hiệu quả diệt các streptococci ở mũi hầu, tuy nhiên cho đến nay chưa có các dữ kiện cho biết tính hiệu quả của cefazolin trong ngăn ngừa sốt thấp khớp.

– Nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục do E. coli, P. mirabilis, Klebsiella sp, và vài chủng Enterobacter và Enterococci.

– Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da do S. aureus (kể cả các chủng tiết men penicillinase) và streptococci beta tán huyết nhóm A và các chủng streptoccoci khác.

– Nhiễm khuẩn đường mật do E. coli, các chủng streptococci, P. mirabilis, Klebsiella sp và S. aureus.

– Nhiễm khuẩn xương và khớp do S. aureus

– Nhiễm khuẩn huyết do S. pneumoniae, S. aureus (cả chủng nhạy cảm với penicillin và kháng penicillin), P. mirabilis, E. coli và Klebsiella sp.

– Viêm nội tâm mạc do S. aureus (cả chủng nhạy với penicillin và kháng penicillin) và streptocci

beta tán huyết nhóm A.

Nên có các môi trường nuôi cấy thích hợp và thực hiện các thử nghiệm về tính nhạy cảm để xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh đối với cefazolin.

– Dự phòng trong phẫu thuật : Sử dụng cefazolin trước, trong và sau phẫu thuật có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu phẫu ở những bệnh nhân phải trải qua những phẫu thuật được xếp loại phẫu thuật sạch hoặc sạch nhiễm có nguy cơ nhiễm cao (thí dụ mổ cắt tử cung qua đường âm đạo hoặc cắt túi mật ở các bệnh nhân có nguy cơ cao như trên 70 tuổi bị viêm túi mật cấp, vàng da do tắc mật hoặc sỏi ở ống mật chủ).

Cefazolin có hiệu quả khi dùng trong các phẫu thuật mà nhiễm khuẩn tại nơi mổ có thể gây ra các nguy cơ trầm trọng (thí dụ mổ tim hở và lắp bộ phận giả để tạo hình khớp).

Sử dụng cefazolin trong chỉ định phòng ngừa nên ngưng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật. Đối với phẫu thuật đặc biệt có nguy cơ nhiễm khuẩn (như mổ tim hở và tạo hình khớp giả), nên tiếp tục sử dụng cefazolin thêm trong 3 đến 5 ngày sau khi phẫu thuật hoàn tất. Trường hợp xảy ra nhiễm khuẩn, lấy bệnh phẩm nuôi cấy để xác định vi khuẩn gây bệnh và trị liệu bằng kháng sinh thích hợp

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Cefazolin chống chỉ định đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Nếu có phản dị ứng với cefazolin, nên ngưng thuốc và bệnh nhân cần được xử trí bằng các thuốc thích hợp (như epinephrine hoặc các amines co mạch, kháng histamine, hoặc corticosteroid).

Sử dụng cefazolin dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi trên lâm sàng cẩn thận. Nếu bội nhiễm trong khi điều trị, cần có những biện pháp thích hợp.

Khi dùng cefazolin cho bệnh nhân suy chức năng thận có lượng nước tiểu ít, cần giảm liều (xem Liều lượng và Cách dùng).

Kefzol không chỉ định dùng qua đường tiêm vào dịch não tủy. Thật vậy, có những báo cáo về biểu hiện độc tính nặng trên thần kinh trung ương gồm co giật khi tiêm cefazolin bằng đường này.

Tính gây ung thư, Đột biến gen, Ảnh hưởng khả năng sinh sản : Chưa thực hiện các nghiên cứu về tính đột biến gen và các nghiên cứu lâu dài ở động vật để xác định khả năng gây ung thư của cefazolin.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Trước khi trị liệu bằng cefazolin, cần hỏi xem trước đây bệnh nhân đã có phản ứng quá mẫn đối với cephalosporin và penicillin chưa. Cẩn thận khi dùng thuốc cho bệnh nhân nhạy cảm penicillin. Các phản ứng quá mẫn cấp tính, nghiêm trọng có thể cần dùng đến epinephrine và các biện pháp cấp cứu khác.

Vài dấu hiệu trên lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy có dị ứng chéo một phần giữa penicillin và cephalosporin. Đã có báo cáo bệnh nhân có những phản ứng trầm trọng (gồm choáng phản vệ) đối với cả hai loại thuốc.

Các kháng sinh, bao gồm cefazolin, nên được sử dụng thận trọng đối với bệnh nhân có biểu hiện dị ứng, đặc biệt là dị ứng đối với thuốc.

Viêm kết tràng giả mạc đã được báo cáo xảy ra với hầu hết các kháng sinh phổ rộng (bao gồm các macrolide, penicillin bán tổng hợp và cephalosporin). Vì vậy cần lưu ý đến chẩn đoán này nếu bệnh nhân bị chứng tiêu chảy khi đang sử dụng kháng sinh. Những chứng viêm kết tràng như vậy có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng nguy hiểm đến tính mạng, cần xử trí bằng các biện pháp thích hợp.

Sử dụng ở trẻ em: Sự an toàn đối với trẻ thiếu tháng và trẻ dưới 1 tháng tuổi chưa được xác định.

LÚC CÓ THAI

Các nghiên cứu về khả năng sinh sản được thực hiện trên chuột với liều 500 mg hoặc 1 g cefazolin/kg, không thấy dấu hiệu tổn thương khả năng sinh sản hoặc có hại cho bào thai do cefazolin. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ trên các phụ nữ có thai. Vì các nghiên cứu trên súc vật không phải luôn luôn tiên đoán đáp ứng của người, nên thuốc này chỉ nên dùng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.

Tiêm cefazolin trước khi phẫu thuật césar (mổ lấy thai qua đường bụng), nồng độ thuốc trong máu dây rốn đo được khoảng 1/4 đến 1/3 so với nồng độ thuốc trong máu người mẹ. Thuốc hiện hữu không gây phản ứng độc hại cho thai nhi.

LÚC NUÔI CON BÚ

Nồng độ cefazolin rất thấp trong sữa mẹ nhưng cũng nên thận trọng khi sử dụng cefazolin cho các bà mẹ đang cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Dùng chung cefazolin với probenecid làm giảm sự bài tiết của cephalosporin qua ống thận, kết quả gây tăng và k o dài nồng độ cephalosporin trong máu hơn.

Tương tác của thuốc với các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm: Có thể có phản ứng dương tính giả trong xét nghiệm tìm glucose nước tiểu đối với dung dịch thử Benedict, dung dịch Fehling hoặc viên Clinitest, nhưng sẽ không có dương tính giả khi sử dụng các phương pháp dùng enzyme như Clinistix và Tes-Tape (Thử nghiệm Glucose Enzymatic Strip, USP, Lilly).

Các thử nghiệm tìm antiglobulin (Coombs) trực tiếp hoặc gián tiếp, dương tính có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ đã dùng cefazolin trước khi sanh.

Cần thận trọng khi kê toa các kháng sinh phổ rộng cho các bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày, ruột, nhất là viêm kết tràng.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Các phản ứng phụ sau đây đã được ghi nhận:

Phản ứng quá mẫn: Sốt do thuốc, nổi mẩn đỏ trên da, ngứa âm hộ, tăng bạch cầu ái toan và choáng phản vệ.

Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, tăng tiểu cầu, phản ứng Coombs trực tiếp hoặc gián tiếp dương tính.

Thận : Nồng độ BUN tăng tạm thời nhưng không thấy biểu hiện lâm sàng của suy thận. Viêm thận kẽ và các rối loạn chức năng thận hiếm khi xảy ra. Hầu hết những bệnh nhân có phản ứng này đều ở tình trạng bệnh nặng trầm trọng và đang sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị. Vai trò của cefazolin trong việc phát sinh các bệnh lý trên thận còn chưa được xác định.

Gan: Tăng tạm thời men SGOT, SGPT và phosphatase kiềm rất hiếm xảy ra. Cũng như penicillin, và vài cephalosporin khác, viêm gan tạm thời và vàng da ứ mật hiếm khi được ghi nhận.

Dạ dày, ruột: Những triệu chứng viêm kết tràng giả mạc có thể xảy ra trong hoặc sau khi trị liệu bằng kháng sinh. Buồn nôn và ói mửa hiếm khi xảy ra. Biếng ăn, tiêu chảy và bệnh nấm candida (bệnh tưa miệng) đã được ghi nhận.

Những phản ứng phụ khác: Hiếm khi gây đau tại nơi tiêm bắp. Viêm tĩnh mạch nơi tiêm được ghi nhận. Các phản ứng khác bao gồm ngứa vùng hậu môn, âm hộ, bệnh do nấm Candida và viêm âm đạo.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Cefazolin dùng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Tổng liều dùng hàng ngày giống nhau đối với tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Tiêm Kefzol vào khung nhện chưa được chấp thuận. Đã có những báo cáo về Kefzol gây độc tính trên hệ thần kinh trung ương, bao gồm co giật khi cefazolin sử dụng theo cách này.

Tiêm bắp: Pha thuốc theo hướng dẫn ở Bảng 3 với dung dịch tiêm NaCl 0,9%, hoặc các loại nước vô khuẩn dùng để pha tiêm. Lắc mạnh đến khi hòa tan. Cefazolin nên được tiêm sâu trong bắp thịt ở khối cơ lớn. Đau tại nơi tiêm thỉnh thoảng có thể xảy ra.

Tiêm tĩnh mạch: Cefazolin có thể được tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch liên tục hay ngắt quãng.

Truyền tĩnh mạch ngắt quãng: Cefazolin có thể được đưa vào một chai dịch đang truyền có sẵn hoặc qua một chai riêng biệt. Lọ cefazolin 500 mg hoặc 1 g pha với 50 đến 100 ml một trong những dung dịch pha tiêm sau: NaCl 0,9%, Dextrose 5% hoặc 10%, Dextrose 5% trong Ringer Lactate, Dextrose 5% và NaCl 0,9% (cũng có thể dùng Dextrose 5% và NaCl 0,45% hay 0,2%), Ringer Lactate, Đường chuyển 5% hay 10% trong nước cất pha tiêm, dung dịch Ringer tiêm, Normosol-M trong D5-W, Ionosol B với Dextrose 5% hoặc Plasma -Lyte với Dextrose 5%.

Tiêm tĩnh mạch (Dung dịch được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền dịch):

Cefazolin 500 mg hoặc 1 g đã được pha theo hướng dẫn ở Bảng 3, được pha loãng tiếp tục với tối thiểu 10 ml nước cất pha tiêm. Tiêm chậm từ 3 đến 5 phút. Không tiêm nhanh hơn 3 phút.

Liều dùng

Liều thông thường dành cho người lớn ghi trong Bảng 4.

Liều dùng thông thường cho người lớn

Loại nhiễm khuẩn  Liều lượng Số lần tiêm

Viêm phổi do phế cầu  500mg  12 giờ/lần

Nhiễm khuẩn nhẹ do cầu khuẩn gram dương nhạy cảm  250 đến 500 mg 8 giờ/lần

Nhiễm khuẩn đường tiểu cấp tính, không biến chứng  1 g  12 giờ/lần

Nhiễm khuẩn ở mức độ vừa đến nặng  500 mg đến 1 g 6-8 giờ/lần

Nhiễm khuẩn nặng đe doạ đến tính mạng (viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn máu)* 1 g đến 1,5 g 6

giờ/lần

* Trong trường hợp rất hiếm, liều sử dụng lên đến 12 g Cefazolin/1 ngày.

Điều chỉnh liều đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận: Cefazolin có thể được sử dụng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, nhưng cần điều chỉnh liều lượng. Nếu độ thanh thải creatinine lớn hơn hoặc bằng 55 ml/phút hoặc creatinine huyết thanh nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 mg% có thể không cần chỉnh liều. Bệnh nhân có độ thanh thải creatinine 35 – 54 ml/phút hoặc creatinine huyết thanh 1,6 – 3 mg% cũng có thể không cần chỉnh liều, nhưng thời gian giữa 2 liều dùng phải cách nhau ít nhất 8 giờ. Bệnh nhân có mức độ thanh thải creatinine từ 11 tới 34 ml/phút hay creatinine huyết thanh từ 3,1 đến 4,5mg% nên dùng 1/2 liều bình thường với khoảng cách 12 giờ/1 lần. Bệnh nhân có độ thanh thải creatinine nhỏ hơn hay bằng 10 ml/phút hoặc creatinine huyết thanh lớn hay bằng 4,6 mg% nên dùng 1/2 liều bình thường với khoảng cách 18 đến 24 giờ/1 lần. Những khuyến cáo giảm liều này áp dụng sau liều tấn công đầu tiên phù hợp với mức độ trầm trọng của nhiễm khuẩn. Thông tin về thẩm phân phúc mạc, xin xem ở phần dược lý học.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Để phòng ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ở các phẫu thuật sạch hoặc sạch nhiễm có nguy cơ nhiễm cao, liều khuyên dùng là:

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 1g, từ 1/2 đến 1 giờ trước khi bắt đầu phẫu thuật.

Đối với phẫu thuật kéo dài (thí dụ 2 giờ hoặc lâu hơn), tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 0,5 g – 1 g trong khi phẫu thuật (liều thoặc đổi tùy theo thời gian phẫu thuật).

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 0,5 – 1g, cách 6 – 8 giờ/1 lần trong 24 giờ sau phẫu thuật.

Điều quan trọng là (1) liều trước phẫu thuật cần tiêm (1/2 giờ đến 1 giờ) trước khi khởi đầu phẫu thuật để có được nồng độ kháng sinh đầy đủ trong huyết thanh và mô tại thời điểm bắt đầu rạch da và (2) nếu trong trường hợp nghi có nhiễm, nên tiêm cefazolin với khoảng cách thích hợp ngay trong thời gian phẫu thuật để nồng độ kháng sinh luôn đạt được ở mức cần thiết.

Với loại phẫu thuật mà nếu nhiễm khuẩn xảy ra thì sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng lan rộng (như mổ tim hở và phẫu thuật chỉnh hình khớp), kháng sinh cefazolin dự phòng được dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày sau khi phẫu thuật hoàn tất.

Ở trẻ em, đối với các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình liều dùng tổng cộng hàng ngày từ 25 đến 50mg/kg thể trọng (khoảng 10 – 20 mg/lb), chia đều 3 hoặc 4 liều bằng nhau (Bảng 5). Đối với nhiễm khuẩn nặng, liều tổng cộng hàng ngày có thể lên đến 100 mg/kg thể trọng (45 mg/lb).

Hướng dẫn liều dùng trong nhi khoa

Trọng lượng    25mg/kg/ngày. Chia làm 3 liều    250mg/kg/ngày.

Chia làm 4 liều lb  kg  Liều tiêm mỗi lần (mg, 8 giờ/lần)

Thể tích (mL) cần thiết để có độ pha loãng 125 mg/mL

Liều tiêm mỗi lần (mg, 6 giờ/lần)

Thể tích (mL) cần thiết để có độ pha loãng 125 mg/mL

10  4,5  40 mg  0,35 mL  30 mg  0,25 mL

20  9  75 mg  0,60 mL  55 mg  0,45 mL

30  13,6  115 mg  0,90 mL  85 mg  0,70 mL

40  18,1  150 mg  1,20 mL  115 mg  0,90 mL

50  22,7  190 mg  1,50 mL  140 mg  1,10 mL

Trọng lượng 50mg/kg/ngày.

Chia làm 3 liều 50mg/kg/ngày.

Chia làm 4 liều lb  kg  Liều tiêm mỗi lần (mg, 8 giờ/lần)

Thể tích (mL) cần thiết để có độ pha loãng 225 mg/mL

Liều tiêm mỗi lần (mg, 6 giờ/lần)

Thể tích (mL) cần thiết để có độ pha loãng 225 mg/mL

10  4,5  75 mg  0,35 mL  55 mg  0,25 mL

20  9  150 mg  0,70 mL  110 mg  0,50 mL

30  13,6  225 mg  1,00 mL  170 mg  0,75 mL

40  18,1  300 mg  1,35 mL  225 mg  1,00 mL

50  22,7  375 mg  1,70 mL  285 mg  1,25 mL

Ghi chú: lb = pao (pound) ~ 450 g

Ở trẻ em suy thận nhẹ đến trung bình (độ thanh thải creatinine từ 70 đến 40 mL/phút), liều hữu hiệu bằng 60% liều bình thường hàng ngày tiêm cách nhau 12 giờ/lần. Trẻ em bị suy thận trung bình (độ thanh thải creatinine từ 40 đến 20 mL/phút), liều hữu hiệu bằng 25% liều bình thường hàng ngày, tiêm cách nhau 12 giờ/1 lần. Trẻ em bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinine từ 20 đến 5 mL/phút), liều hữu hiệu bằng 10% liều dùng hàng ngày bình thường, tiêm cách nhau 24 giờ/lần. Những liều khuyến cáo trên nên áp dụng sau khi đã tiêm liều tấn công đầu tiên.

Tính an toàn của thuốc đối với trẻ sinh non và trẻ dưới một tháng tuổi chưa được nghiên cứu nên không khuyến cáo sử dụng cefazolin trên những bệnh nhân này.

Tính ổn định

Trường hợp thuốc đã pha nhưng chưa sử dụng ngay cho bệnh nhân, có thể bảo quản trong những điều kiện sau:

Lọ cefazolin: Cefazolin đã được pha vào ngay lọ đựng bột thuốc trong nước cất pha tiêm, Dextrose tiêm 5%, NaCl tiêm 0,9%, nước vô khuẩn dùng để pha tiêm, ổn định được trong 24 giờ

ở nhiệt độ phòng và trong 10 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh, 2oC – 8oC (36oF tới 46oF).

Nếu dung dịch cefazolin pha trong nước cất pha tiêm, Dextrose 5% hoặc NaCl 0,9% và được cất

vào tủ đông ngay sau khi pha, dung dịch này sẽ bền vững trong 12 tuần nếu bảo quản ở -20oC.

Một khi được làm tan, dung dịch này ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc trong 10 ngày nếu để trong tủ lạnh 2oC – 8oC (36oF tới 46oF). Khi làm ấm thuốc trở lại, không được để thuốc chỗ nóng sau khi thuốc đã tan hoàn toàn. Một khi đã làm tan, thuốc không nên làm đông trở lại.

Pha loãng tiếp vào chai thứ hai: Các dung dịch cefazolin để tiêm truyền pha trong Dextrose 10%, Dextrose 5% trong Ringer Lactate, Dextrose 5% và NaCl 0,9% (cũng có thể dùng Dextrose 5% và NaCl 0,45% hoặc 0,2%), Ringer Lactate, Đường chuyển 5% hay 10% trong dung dịch nước cất pha tiêm, dung dịch tiêm Ringer, Normosol-M trong D5-W, Ionosol-B với Dextrose 5% hay Plasma-Lyte với Dextrose 5%, nên sử dụng trong 24 giờ sau khi pha loãng nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc trong vòng 96 giờ nếu bảo quản trong tủ lạnh, 2oC – 8oC (36oF tới 46oF) (Không

làm đông lạnh cefazolin đã pha loãng bằng các dung môi trên).

Trước khi tiêm, các chế phẩm thuốc tiêm nên được kiểm tra bằng mắt để phát hiện xem có những vấn đề gì bất thường hoặc đổi màu hay không.

QUÁ LIỀU

Các dấu hiệu và triệu chứng: Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc khi quá liều cefazolin bao gồm đau, sưng và viêm tĩnh mạch nơi tiêm.

Sử dụng các liều lượng lớn không thích hợp cephalosporin tiêm tĩnh mạch có thể gây chóng mặt, chứng dị cảm và nhức đầu. Vài cephalosporin khi dùng quá liều có thể gây co giật, đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy thận, có thể do sự tích lũy thuốc.

Những bất thường trong xét nghiệm cận lâm sàng liên quan sử dụng quá liều thuốc bao gồm tăng creatinine, BUN, các men gan và bilirubin, thử nghiệm Coombs dương tính, tăng tiểu cầu, giảm lượng tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu và thời gian prothrombin kéo dài.

Điều trị: Xử trí quá liều cần cân nhắc đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường của bệnh nhân.

Trường hợp bệnh nhân bị co giật, nên ngưng thuốc ngay lập tức. Điều trị chống co giật nếu có chỉ định trên lâm sàng. Bảo vệ đường hô hấp của bệnh nhân, hỗ trợ thông khí và truyền dịch.

Theo dõi cẩn thận và duy trì trong phạm vi cho phép các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, khí máu, điện giải trong huyết thanh…

Trường hợp quá liều trầm trọng đặc biệt ở bệnh nhân có suy thận, có thể phối hợp lọc máu và truyền máu nếu điều trị bảo tồn thất bại. Tuy nhiên, chưa có những dữ kiện hỗ trợ cho cách điều trị trên.

Nguồn. Thuốc, biệt dược

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago