Đông y

Giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chanh

Trong đông y, không chỉ quả chanh không chỉ quả chanh mà các bộ phận khác của cây chanh đều có thể trở thành vị thuốc tốt. Từ ngày xưa các danh y đã sử dụng của các bộ phận trên cây tranh để điều trị một số bệnh như:

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây chanh được các danh y giới thiệu:

Chữa đau răng, sâu răng: rễ chanh 12g, rễ cây cà dại 10g, vỏ cây lai 10g, vỏ cây trám 10g. Sắc lấy nước đặc, ngậm trong 5 – 10 phút rồi nhổ bỏ.

Chữa rắn cắn: rễ chanh 8g, hạt chanh 4g, gừng 2g, phèn chua 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi để nguội, lọc kỹ, chia 2 lần. Mỗi lần uống cách nhau 2 giờ.

Chữa hắc lào, lở chốc: dịch chanh 1 thìa cà phê hòa với bột long não 1g, rễ cây hoa bạch xà giã nhỏ bôi vào vết thương.

Chữa cảm cúm, nhức đầu: lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu, mỗi thứ 50g; bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông cho ra mồ hôi.

Chống nắng, chống nóng, giải khát: Chanh vắt lấy nước, thêm nước sôi để nguội, có thể thêm đường hay muối vừa đủ. Trường hợp sốt nóng, viêm họng, viêm thanh phế quản, đờm đặc, ho khan, khản giọng: Chanh bóc vỏ, bỏ hột, ướp muối khoảng 12 tiếng, ăn hay ngậm tùy ý.

Dùng ngoài, nước chanh (1/2 thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà thiệt thảo nghiền nhỏ 10g, dùng bôi chữa hắc lào, lở chốc.

Chữa ngộ độc: hạt chanh 10g, gừng tươi 3 lát, phèn chua 1g. Tất cả giã nhỏ, thêm nước, gạn uống làm 1 lần.

Trị mụn có mủ: lá chanh, lá gai tầm xọng hoặc lá bưởi bung, tinh tre, phơi khô tán bột, rây mịn, rắc hàng ngày.

Chữa ho lâu ngày, ho gà, mất tiếng

Bài 2: rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).

Bài 1: rễ chanh 10g, vỏ rễ dâu hoặc tầm gửi cây dâu 10g, lá trắc bá 8g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống trong ngày.

Bài 5: lá chanh 4g, lá táo 4g, rễ cỏ gà 4g, vỏ quýt 1g. Sắc uống.

Bài 4: hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g. Các dược liệu cho vào máy xay sinh tố nghiền nát với 200ml nước, thêm mật ong hoặc đường kính, chia uống trong ngày.

Bài 3: hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen 1 cái, dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.

Yhocvn.net/Theo SKĐS

Bác sĩ

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

2 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

2 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

2 days ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

7 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago