“Ngày thứ Sáu đen” vừa trôi qua là ngày mở đầu cho mùa mua sắm tấp nập nhất trong năm tại Hoa Kỳ. Trong ngày này, rất nhiều người xếp hàng dài quanh các cửa hàng, các trung tâm mua sắm để mua những món đồ cần thiết với một mức giá hấp dẫn. Đối với một số người khác, họ thích thú với cảm giác đông đúc, không khí cạnh tranh với những người xung quanh để mua cho bằng được một món đồ giảm giá 25%.
Nhưng, đối với một số người, thay vì coi mua sắm như một thú tiêu khiển, họ tiến dần hơn tới ranh giới của việc “nghiện mua sắm”. Ở những người này, xuất hiện một số triệu chứng thể hiện sự rối loạn trong hành vi mua sắm, và dẫn đến hậu quả đáng tiếc là sự tốn kém đi kèm, nhiều khi là những món nợ khổng lồ.
Khoảng 6% dân số Mỹ mắc phải hội chứng này
Trên thực tế, khoảng 6% dân số Mỹ mắc phải hội chứng này. Bất chấp việc thiếu đi những kỹ năng quản lý tài chính cơ bản, những người này tìm kiếm niềm vui trong việc mua sắm càng nhiều càng tốt, như một giải pháp để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong cơ thể. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh trong một nghiên cứu thực hiện tại trường Đại học San Francisco vào năm 2013.
Những người “nghiện mua sắm” thường coi trọng giá trị vật chất của các món hàng, cũng như có xu hướng tăng cường mua sắm khi gặp phải áp lực tinh thần.
Vấn đề xuất hiện ở đây là, việc tăng cường mua sắm để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực trong cơ thể sẽ tỏ ra phản tác dụng, khiến cho những người này càng cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn. Và trên thực tế, theo như một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 công bố trên tạp chí “Tâm lý xã hội và nhân cách”, hầu hết những món đồ đắt tiền được mua vào những thời điểm tiêu cực trong tâm lý người mua đều được thực hiện thông qua thẻ tín dụng.
Điều này làm nên một vòng luẩn quẩn: những người có tâm lý tự ti, trong thời điểm tinh thần rơi xuống chỗ trũng, quyết định mua một hoặc một vài món đồ “sang chảnh” thông qua thẻ tín dụng, như một nỗ lực để tăng “cái tôi” của bản thân mình. Nhưng có điều, những món đồ này nằm ngoài khả năng chi trả của họ, do đó, gánh nặng về tài chính sẽ tiếp tục tạo nên áp lực trong cuộc sống của họ, khiến tâm trạng của họ ngày càng tồi tệ hơn, và do đó, họ lại tiếp tục coi mua sắm như một cách thức “cứu vớt bản thân mình”.
Đối với người nghiện mua sắm, quản lý tài chính hợp lý là một điều khó khăn
Vậy điều gì khác biệt giữa một người mắc chứng rối loạn hành vi mua sắm. với một người tiêu dùng bình thường? Hồi đầu năm nay, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Bergen, Na Uy đã lập ra “Thang nghiện mua sắm Bergen” để giải đáp câu hỏi trên.
Các nhà nghiên cứu sử dụng 7 tiêu chí khác nhau để nhận ra một người có mắc chứng nghiện mua sắm hay không, với một số tiêu chí như: “liên tục suy nghĩ tới việc mua sắm, mua sắm để cải thiện tâm trạng, mua sắm gây ảnh hưởng tới những khía cạnh khác, không có khả năng thay đổi hành vi mua sắm, v…v…”
Bên cạnh đó là hai đặc điểm tính cách quan trọng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn hành vi mua sắm, đó là tính hướng ngoại và chứng trầm cảm. Những người hướng ngoại dễ có khả năng nhìn hành vi mua sắm thông qua lăng kính xã hội, và luôn cố mua những món đồ thời thượng, hợp mốt. Những người trầm cảm thì coi mua sắm như cách để giải tỏa tâm trạng của mình.
Về cơ bản, có thể điều trị chứng nghiện mua sắm bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng thuốc chống trầm cảm, hay thực hiện trị liệu nhận thức và hành vi. Ngoài ra họ có thể đi mua sắm cùng bạn bè để tránh “quá tay”, cũng như hủy thẻ tín dụng, hoặc tìm kiếm những thú vui khác ngoài mua sắm.
Tham khảo Discovery
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…