Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn, Hội Y học TP.HCM, cho biết sau 3-6 tháng sử dụng, đũa sẽ đổi màu đậm hoặc nhạt hơn. Nếu quá thời gian trên, đũa sẽ trở thành nơi sản sinh ra các loại vi khuẩn nấm mốc gây bệnh.
Theo bác sĩ Đoàn đũa mốc có khả năng gây ra ung thư. Ảnh: BSCC.
Nhiều người dân không có thói quen phơi khô đũa. Sau khi rửa, họ cất khi đũa vẫn còn ướt.
Trong môi trường ẩm, những loại đũa làm từ gỗ trở thành nơi sinh trưởng cho nấm aspergillus flavus – một trong những loại nấm có chứa độc tố gây ung thư.
Nghiêm trọng hơn, theo Tổ chức Y tế thế giới, đũa mốc còn sinh ra aflatoxin loại chất độc gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan.
Chỉ cần hấp thu quá 1 mg aflatoxin người ăn cũng có nguy cơ mắc ung thư gan ở mức độ nặng. Bác sĩ Đoàn ví dụ một người có cân nặng khoảng 70 kg, nếu hấp thu quá 20 mg aflatoxin có thể dẫn đến tử vong.
Đối với các loại đũa gỗ, bác sĩ khuyến cáo người dân nên thay mới sau 4 tháng sử dụng để tránh nấm mốc.
Khánh Trung
Nguồn: Zing
Trong cơ thể con người, gan và túi mật có mối quan hệ chặt chẽ…
Gan hoạt động như một bộ lọc để đào thải các độc tố ra bên…
Bệnh nấm đen hay còn gọi là Mucormycosis là bệnh nấm da, ít khi mắc…
Hoa đào không chỉ là loại cây hoa cảnh mà còn được sử dụng để…
Trà sữa là đồ uống yêu thích của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên trà…
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…