Hai nhà nghiên cứu sinh học tới từ Đại học Oxford đang đưa ra đề xuất chế tạo robot với mô sống thật lấy từ con người, nhưng họ cũng nói thêm rằng công nghệ này được phép tồn tại và phát triển chỉ khi chúng ta (con người) cho phép. Pierre-Alexis Mouthuy và Andrew Carr nói rằng robot mang hình dáng con người chính là thứ công cụ mà ta cần để công nghệ cấy ghép cơ bắp cũng như dây chằng bó cơ thực sự hữu dụng.
Hiện tại, việc tái tạo mô cho người dựa chủ yếu vào việc sử dụng hệ thống lò phản ứng sinh học (bioreactor) để tạo nên những tấm tế bào lớn. Những cỗ máy này có hình dáng của một cái bể cá lớn, chứa đầy dung dịch dinh dưỡng và những chất hóa học cần thiết cho việc nuôi trồng tế bào trong môi trường đặc biệt.
Vấn đề của hệ thống này, theo như Mouthuy và Carr giải thích, đó là các hệ thống phản ứng sinh học “không thể bắt chước được môi trường có cơ chế dành riêng cho tế bào trong thực tế”. Nói một cách khác, các tế bào người nằm trong cơ bắp và các dây chằng phát triển thông qua việc khung xương của con người vận động. Nếu không có những vận động tự nhiên ấy, những mô được cấy ghép được tạo ra trong phòng thí nghiệm kia sẽ thường gặp vấn đề về cấu trúc và sẽ có số lượng tế bào thấp.
Đó chính là lúc ta áp dụng được một khung xương robot vào, để tạo ra những vận động cần thiết cho sự phát triển của cơ bắp và dây chằng nhân tạo. Các nhà nghiên cứu đề xuất xây dựng một “hệ thống phản ứng sinh học giống người”, với một “cấu trúc, kích cỡ, và cơ chế hoạt động giống với cơ thể con người”. Khi mà con robot tiếp xúc với môi trường, các mô phát triển trên cơ thể robot kia sẽ được trải nghiệm những tác động vật lý như một người thường gặp.
Kết quả cuối cùng sẽ là những mô khỏe mạnh, phát triển để trở thành một bản sao chính xác cho loại mô mà chúng sẽ thay thế trên cơ thể người. Mouthuy và Carr nói thêm rằng phương pháp này sẽ đặc biệt hữu hiệu cho việc “cấy ghép xương-dây chằng-cơ bắp”.
Vậy thì một hệ thống phản ứng sinh học mang hình người sẽ trông như thế nào? Rất có thể, nó sẽ được lắp trên một con robot mang hình người với những “cơ bắp robot mềm” được tạo nên từ polymer có hoạt tính điện hóa (được sử dụng nhiều trong cơ bắp nhân tạo). Những mô cơ sẽ được đắp lên những cơ bắp nhân tạo kia, một môi trường cho phép chúng có thể vận động như trong cơ thể người. Bên trên chúng sẽ là những cảm biến mềm để theo dõi quá trình phát triển một cách sát sao.
Mô thật sẽ được đắp lên những hệ thống robot như thế này đây.
Mouthuy và Carr nhìn về tương lai sáng lạn, gợi ý rằng đây sẽ là bước tiến lớn đầu tiên tới việc tạo ra “những robot hình người lai sinh học” với những “khớp cơ học dựa trên tế bào thực”. Nói một dễ tưởng tượng, con robot này sẽ có cơ chế ghép mô sống giống với Kẻ Hủy Diệt trong bộ phim cùng tên vậy: nó sẽ là một lớp khung xương robot được phủ cơ bắp con người, các dây chằng và một lớp da thực.
Từ nhiều năm trước, chuyên gia nghiên cứu về robot, ông Rodney Brooks từ Viện Công nghệ Massachusetts MIT đã đưa ra dự đoán rằng con người sẽ không bị thay thế bởi robot mà thay vào đó, chúng ta sẽ trở thành robot. Và giờ đây, trong nghiên cứu mới về chỉnh sửa mô bởi hai nhà nghiên cứu tại Oxford này, ta đang dần thấy lời dự đoán kia trở thành sự thực.
Tham khảo Arstechnia
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…